Đau vai gáy là triệu chứng gây đau nhức, mệt mỏi… cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách chữa nào hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đau vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là cụm từ nhằm để chỉ tình trạng các cơn đau xuất hiện tại vùng cổ, cơ vai gáy. Thông thường, người bệnh sẽ thấy hạn chế khi cử động quay đầu, cúi đầu và diễn ra vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy. Căn bệnh này liên quan trực tiếp tới hệ thống đốt sống cổ và những dây thần kinh, mạch máu từ cổ xuống vai gáy.
Những triệu chứng này thường xảy ra đột ngột, không báo trước và có thể hết sau khi người bệnh nghỉ ngơi. Do đó, không ít người chủ quan khi gặp phải hiện tượng này và không điều trị dứt điểm. Đây là một sai lầm bởi theo các chuyên gia y tế, những cơn đau xuất phát từ vùng cổ, vai và gáy có thể là dấu hiệu cho những bệnh xương khớp đặc biệt nghiêm trọng.
Đau vai gáy có thể xảy đến với bất kì đối tượng nào nhưng chiếm đa số là người cao tuổi, dân văn phòng, lái xe hoặc những người thường xuyên mang vác nặng.
Ban đầu, cơn đau chỉ xảy ra trong một thời điểm nhất định. Nếu kéo dài, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong vận động và mất ngủ, mệt mỏi kéo dài.
Việc xác định đau vai gáy do bệnh gì gây ra sẽ giúp bạn điều trị đúng cách và dứt điểm triệu chứng. Một số bệnh lý có thể kể đến như:
- Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa là quá trình tự nhiên tất yếu mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép vào những dây thần kinh khu vực cổ vai gáy gây đau. Đa phần người bệnh sẽ thấy cơn đau nghiêm trọng hơn khi thức dậy vào sáng sớm và lúc lao động nặng, cơn đau giảm dần khi được người bệnh nghỉ ngơi.
- Vôi hóa cột sống: Bệnh lý này xảy ra do cột sống bị vôi hóa canxi và lắng đọng lại, bám vào xung quanh thân của đốt sống. Khi những chồi xương này phát triển sẽ chèn ép vào rễ thần kinh gây đau cổ vai gáy và hạn chế vận động cổ cho người bệnh.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau vai gáy. Khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí và chèn ép vào dây thần kinh cột sống cổ sẽ gây đau nhức, khó chịu, mệt mỏi và hạn chế di chuyển.
- Viêm bao khớp vai: Bệnh lý này không quá phổ biến nhưng cũng gây ra sự khó chịu không nhỏ cho người bệnh khi trời trở lạnh hoặc nằm 1 tư thế quá lâu. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn không thể với tay lấy đồ trên cao hoặc vòng tay sau cổ khi bệnh đang trong cơn đau cấp tính.
- Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Nếu bạn thường xuyên phải ngồi 1 chỗ và lười vận động sẽ khiến cho cơ bắp vùng cổ vai gáy bị đau nhức và căng giãn quá mức. Hậu quả là cơn đau vai gáy sẽ xuất hiện và kéo dài dai dẳng trong nhiều giờ.
Nguyên nhân đau vai gáy khác
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý xương khớp kể trên thì có không ít trường hợp đau vai gáy xuất phát từ những nguyên nhân cơ học như sau:
- Tính chất công việc: Với những người ít phải vận động do tính chất công việc, phải ngồi quá lâu một chỗ như lái xe, dân văn phòng… sẽ là đối tượng chủ yếu của bệnh đau vai gáy. Nguyên nhân là bởi các cơ ở vùng cổ, bả vai bị chèn ép, không được vận động, khí huyết ngưng trệ và tạo nên cơn đau. Ngoài ra, những người có tư thế ngồi làm việc không đúng, dáng đi lệch cũng có thể mắc phải căn bệnh này.
- Tập luyện quá sức: Chơi thể thao, vận động thể dục là một phần không thể thiếu để cơ thể phát triển toàn diện và phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên, nếu bạn chơi thể thao với cường độ lớn khiến cơ thể quá sức hoặc điều kiện sức khỏe không thể đáp ứng với việc tập luyện sẽ gây phản tác dụng. Cơn đau vai gáy sẽ xuất hiện khiến bạn nhức nhối khó chịu kéo dài.
- Chấn thương: Những chấn thương do quá trình tập thể thao và tai nạn trong cuộc sống gây ảnh hưởng đến dây chằng, xương khớp, gân… Dù được chữa lành nhưng những tổn thương này rất khó có thể trở về toàn vẹn như lúc đầu. Khi vị trí tổn thương bị vi khuẩn tấn công sẽ dễ dàng dẫn đến đau vai gáy.
- Nằm ngủ sai tư thế: Gối đầu quá cao, ngủ gục trên bàn, nằm quá lâu 1 tư thế… đều gây tác động xấu đến vùng cổ. Cụ thể là làm cho mạch máu cổ vai gáy bị chèn ép, làm máu không lưu thông được và gây nhức mỏi.
- Nhiễm lạnh: Vào mùa đông, nếu bạn không giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ sẽ dẫn đến khí huyết ngưng trệ, đau nhức xương khớp.
- Ăn uống thiếu chất: Nếu bạn ăn uống thiếu chất trong thời gian dài sẽ khiến dây thần kinh ngoại vi yếu dần, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
Hiện tượng đau vai gáy có nguy hiểm không?
Nhìn chung, đau vai gáy không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng con người và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm đồng thời có phương pháp chữa đúng cách. Tuy nhiên, đa phần người bệnh còn chủ quan khi gặp triệu chứng bệnh và làm tăng nguy cơ biến chứng. Cụ thể như sau:
- Rối loạn tiền đình: Biến chứng này gây ra thiếu máu lên não. Biểu hiện là người bệnh thường xuyên thấy chóng mặt, kém tập trung, suy giảm trí nhớ…. do mạch máu lên não bị chèn ép.
- Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Có biểu hiện là tê bì, mất cảm giác cánh tay và thậm chí là liệt vận động bàn tay nếu kéo dài.
- Hẹp ống sống: Là một trong những biến chứng nghiêm trọng của đau vai gáy khiến teo cơ, yếu cơ, liệt vận động cánh tay.
Cách chữa đau vai gáy tại nhà
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại thì đau vai gáy hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tùy vào tình trạng bệnh lý và tình hình tài chính của bản thân mà bạn có thể chọn lựa những phương pháp chữa trị khác nhau. Cụ thể:
- Sử dụng thuốc: các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, chống suy nhược cơ thể…. là phổ biến nhất, được bác sĩ kê đơn với tình trạng đau vai gáy.
- Tiêm: Nếu người bệnh đang trong cơn đau cấp tính hoặc không đáp ứng với thuốc thì có thể sử dụng phương pháp tiêm corticosteroid trực tiếp vào vị trí đau.
- Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu như kéo cột sống cổ, xoa bóp bấm huyệt… vừa an toàn và có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh nặng, ở giai đoạn cuối thì phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định với bệnh nhân.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về triệu chứng đau vai gáy. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng và điều trị triệu chứng này. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!