Đau dạ dày trong đêm khiến cho việc cấp cứu, chữa trị gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, người bệnh cần nắm rõ về tình hình sức khỏe của mình để chuẩn bị các phương án phòng ngừa, chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin hữu ích về cách khắc phục cơn đau dạ dày vào ban đêm, mời các bạn theo dõi.
Biểu hiện của các cơn đau dạ dày trong đêm
Bạn có thể nhận biết biểu hiện của bệnh qua các hiện tượng như:
- Đột ngột tỉnh giấc do cảm thấy đau và khó chịu tại vùng thượng vị. Cơn đau kéo dài thành từng cơn và thường xảy ra vào nửa đêm, đầu sáng.
- Khi nằm ngủ thường bị tức ngực, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua,…
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày vào ban đêm
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Bệnh đau dạ dày về đêm thường xảy da do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Nếu tối hôm trước bạn ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, nhiều gia vị, đồ ăn quá cay nóng hoặc nhiều mỡ động vật thì ban đêm bạn rất dễ gặp phải các cơn đau bụng hành hạ.
Bên cạnh đó, các thực phẩm quá chua, nhiều axit cũng làm tăng axit dịch vị dạ dày khiến cho người bệnh thường bị đau dạ dày trong đêm.
Ngoài ra, nếu bạn ăn các thực phẩm đã được chế biến từ lâu, có biểu hiện nấm mốc, hư hỏng cũng sẽ làm kích thích dạ dày và dẫn đến những cơn đau dạ dày về đêm kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, xây xẩm mặt mày,…
Một số người có thói quen ăn quá no và đi ngủ ngay sau khi vừa ăn xong cũng là nguyên nhân dẫn đến cơn đau dạ dày trong đêm. Bởi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn khiến cho dạ dày phải hoạt động rất vất vả, khó chuyển hóa được hết thức ăn trong dạ dày.
Thói quen sinh hoạt không tốt
Thói quen thức khuya khiến cho dạ dày co bóp thường xuyên không có lúc nào nghỉ ngơi. Mặt khác, việc lo lắng quá mức sẽ làm cho dạ dày bị kích thích, tăng cường sản xuất dịch vị dẫn đến dư thừa axit trong dạ dày.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng rất thường gặp trong các bệnh lý về tiêu hóa. Bệnh xảy ra khi axit trong dạ dày tiết ra nhiều khiến cho thức ăn tại đây bị trào ngược lên thực quản. Người bệnh sẽ gặp phải cảm giác ợ chua, ợ nóng, đầy chướng bụng, đau dạ dày về đêm rất khó chịu.
Viêm loét dạ dày
Tác nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày là vi khuẩn HP. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến căn bệnh này. Việc sử dụng thuốc không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến chức năng của dạ dày bị suy giảm, dẫn đến các vết viêm loét tại niêm mạc dạ dày.
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau dạ dày trong đêm như kể trên thì hiện tượng này còn mắc phải do:
- Người bệnh thường xuyên bỏ bữa hoặc để bụng quá đói
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn, trà đặc, cà phê…
Mối nguy hiểm của tình trạng đau dạ dày trong đêm
Đau dạ vào ban đêm nếu xảy ra liên tục và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường thì có thể cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày: Đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng đến mức chảy máu, nôn mửa, đại tiện phân đen,…
- Hẹp môn vị: Là tình trạng quá trình di chuyển của thức ăn bị trục trặc do tắc nghẽn khiến cho người bệnh bị đau thắt vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu.
- Thủng dạ dày: Là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tình mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Ung thư dạ dày: Cơn đau dạ dày trong đêm lâu ngày có thể báo hiệu tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét, biến chứng thành các khối u ác tính nguy hiểm đến tính mạng.
Cách trị đau bao tử ban đêm
Đau dạ dày trong đêm có thể được khắc phục bằng các cách sau:
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc tân dược là cách điều trị bệnh đau dạ dày trong đêm thường được sử dụng như một liệu pháp cấp bách. Bởi nó có tác dụng nhanh hơn các phương pháp khác.
Một số loại thuốc được chỉ định để điều trị đau dạ dày về đêm là:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc dạ dày chữ P
- Thuốc Gastropulgit
Tuy nhiên, thuốc tân dược lại có một nhược điểm rất lớn đó chính là nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến cho các chức năng của các cơ quan nội tạng bị suy giảm. Do đó mọi người bên cân nhắc kỹ trước khi điều trị đau dạ dày trong đêm bằng cách này.
Áp dụng bài thuốc dân gian
Trà gừng
Hoạt chất Oleoresin và Tecpen trong gừng có khả năng kháng viêm và giảm đau dạ dày về đêm hiệu quả. Vì thế, người bệnh có thể dùng trà gừng để làm giảm cơn đau như sau:
- Cạo vỏ, rửa sạch 1 củ gừng tươi rồi thái thành từng lát mỏng.
- Cho gừng vào cốc, đổ 200ml nước sôi vào và ngâm trong 15 phút.
- Thêm 1 thìa mật ong rồi khuấy đều lên để uống khi còn nóng.
Nhai lá bạc hà
Trong lá bạc hà có Axit Rosmarinic và hoạt chất chống oxy hóa rất cao. Các thành phần này có khả năng chống viêm, kích thích tiêu hóa. Nhờ vậy, các cơn đau dạ dày vào ban đêm được đẩy lùi nhanh chóng sau khoảng 2 tuần áp dụng bài thuốc.
Các thực hiện:
- Người bệnh lấy 5 lá bạc hà đem rửa sạch rồi ngâm 15 phút trong nước muối pha loãng.
- Nhai kỹ lá bạc hà rồi nuốt.
Trà cam thảo
Cam thảo có các Flavonoid và Glabridin với hàm lượng rất lớn. Các thành phần này có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP đồng thời hỗ trợ giảm đau dạ dày trong đêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Người bệnh lấy 5g bột cam thảo pha với 200ml nước ấm.
- Uống trà trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Sử dụng trà cam thảo mỗi ngày bệnh đau bụng buổi tối và đêm sẽ được cải thiện rõ rệt.
Biện pháp phòng tránh nguy cơ đau dạ dày về đêm
- Thực hiện nguyên tắc “ăn chậm, nhai kỹ” để thức ăn được làm nhuyễn trước khi đưa vào dạ dày từ đó giảm áp lực lên dạ dày.
- Kiêng ăn các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày đã được khuyến cáo.
- Không nên ăn quá no nhưng cũng không được để dạ dày trống rỗng. Hãy chia nhỏ các bữa ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không tạo áp lực cho dạ dày.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để làm loãng dịch vị dạ dày, trung hòa axit, ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch.
- Giữ tâm lý ổn định, vui vẻ lạc quan để hệ thần kinh được thư giãn, hạn chế được sự co thắt quá mức của dạ dày.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Chính vì vậy, người thường xuyên bị đau dạ dày trong đêm hãy xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích.