Dưa hấu là loại quả nhiệt đới rất phổ biến tại Việt Nam, thơm ngon và được nhiều người ưa thích. Vậy người bị đau dạ dày trào ngược có nên ăn dưa hấu không? Câu trả lời sẽ có trong nội dung sau!
Đau dạ dày trào ngược có nên ăn dưa hấu?
Những người bị đau dạ dày hay trào ngược dạ dày sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng như ợ chua, ợ hơi, tức ngực, khó thở, tiết nước bọt nhiều hơn… Người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp dạ dày hoạt động ổn định, tránh những cơn trào ngược. Ngoài ra, một vài loại thực phẩm dễ gây kích ứng và khiến tình trạng bệnh xấu đi cũng phải được hạn chế.
Dưa hấu là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Người mắc bệnh đau dạ dày hoặc chứng trào ngược dạ dày đều có thể ăn dưa hấu, tuy nhiên với định lượng vừa phải, chỉ khoảng một miếng mỗi ngày.
Sở dĩ như vậy là do dưa hấu có chứa nhiều nước, khi ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến người bệnh bị khó tiêu, đầy bụng, đồng thời làm cho bàng quang phải hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra, dưa hấu mang tính hàn, ăn nhiều làm người bệnh bị lạnh bụng, khiến cho tình trạng bệnh tiến triển ngày một xấu đi.
Trong dưa hấu có một số chất dinh dưỡng nếu được nạp quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, căn được 1 định lượng vừa đủ là rất quan trọng:
- Dưa hấu chứa lycopene – Một hoạt chất gây co thắt dạ dày, ợ chua, ợ hơi, tức ngực… nếu nạp quá nhiều. Đặc biệt với người già, dư thừa lycopene làm cho hệ tiêu hoá trở nên nhạy cảm hơn.
- Lượng vitamin C dư thừa được nạp từ dưa hấu sẽ làm rối loạn đường tiêu hoá, tiêu chảy.
- Nồng độ kali lớn làm tăng nhịp tim và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Đau dạ dày trào ngược nên ăn dưa hấu thế nào?
Để tận dụng được hết những chất dinh dưỡng tốt trong dưa hấu, người bệnh cần ăn dưa hấu đúng cách, không ăn quá nhiều tránh làm tổn thương đến dạ dày, đồng thời xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho bản thân. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý một số điều sau và thực hiện cho đúng:
- Mỗi ngày bạn nên ăn một lượng dưa hấu vừa đủ.
- Không ăn loại quả này lúc quá đói hoặc quá no.
- Trước khi đi ngủ hoặc khi vừa ngủ dậy cũng không nên ăn dưa hấu ngay.
- Dưa hấu để lạnh hoặc nước ép dưa hấu lạnh không phù hợp với những ai bị đau dạ dày trào ngược.
- Không kết hợp nước ép dưa hấu với các loại quả chua (cam, chanh, quýt,…).
Những tác dụng của dưa hấu đối với sức khỏe con người
Trong dưa hấu có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt thích hợp để giải nhiệt, bổ sung năng lượng, làm đẹp da vào mùa hè. Dưới đây là những chất dinh dưỡng cụ thể của dưa hấu:
- Lycopene: Một hoạt chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường sức khoẻ cho bệnh nhân.
- Vitamin C: Loại vitamin quan trọng có tác dụng ngăn chặn những tổn thương từ tế bào gốc tự do.
- Cucurbitacin E: Đây cũng là một thành phần chống oxy hóa hiệu quả, kháng viêm, diệt khuẩn và nâng cao sức khỏe người bệnh.
- Carotenoit: Một loại hợp chất thực vật của Alpha-carotene và Beta-carotene có khả năng chuyển hóa thành vitamin A giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài ra, dưa hấu còn đem đến những tác dụng tuyệt vời cho cơ thể người bệnh:
- Dưa hấu chứa đủ lượng nước đảm bảo cung cấp cho cơ thể lượng chất điện giải cần thiết.
- Nhờ có 90% nước và 10% các chất dinh dưỡng, một miếng dưa hấu sẽ nạp vào cơ thể 1/3 lượng vitamin A và vitamin C, kèm theo đó là những thành phần tốt khác như magie, đồn, vitamin B,…
- Hoạt chất Phytonutrients cùng với các loại vitamin A và C dồi dào đem lại khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, vô hiệu hoá các gốc tự do và bảo vệ tế bào của cơ thể.
- Lycopene là một hoạt chất có khả năng chống ung thư hiệu quả, thật may mắn khi dưa hấu có chứa lượng lycopene dồi dào.
- Bên cạnh đó, lycopene và kali là những chất có tác dụng giúp cho cơ quan tim mạch của cơ thể khoẻ mạnh hơn.
- Kiểm soát huyết áp ổn định nhờ có axit amin.
- Dưa hấu có chỉ số đường thấp hơn so với các loại trái cây khác, vì vậy đây là loại quả thích hợp với những ai bị đái tháo đường.
- Với 90% hàm lượng nước, đây là loại quả giúp thanh nhiệt giải độc và ngăn tình trạng đột quỵ hiệu quả.
Bên cạnh chủ đề chính đau dạ dày trào ngược có nên ăn dưa hấu không, chúng tôi cũng đưa đến cho bạn một số lời khuyên về sự thay đổi trong lối sống sinh hoạt để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn:
- Xây dựng chế độ ăn uống cũng như bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế tình trạng ăn quá đói hoặc quá no.
- Bổ sung các loại bánh mì, bột yến mạch, các loại đậu đỗ hay một số loại đạm dễ tiêu như thịt lợn thăn, lưỡi lợn, tim lợn hay thịt ngan.
- Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại gia vị cay nóng.
- Kiêng sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cafe, đồ uống có gas,…
- Không ăn các loại quả có vị chua, chứa nhiều axit như cam, quýt, bưởi, chanh,…
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống – Yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng bệnh dạ dày.
- Kê gối với độ cao thích hợp trong khi ngủ.
- Tập luyện những môn thể thao phù hợp giúp nâng cao sức khoẻ tổng thể và tăng cường sức đề kháng.
- Nếu đang điều trị bằng Tây y hay Đông y, người bệnh hãy luôn chủ động theo sát tình trạng bệnh của mình, uống thuốc đúng liều lượng và thời gian, đi khám đúng hạn và báo ngay cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
Hy vọng những thông tin đưa ra trong bài viết đã giúp cho bạn đọc giải đáp những thắc mắc về vấn đề đau dạ dày trào ngược có nên ăn dưa hấu không. Chúc các bạn luôn vui vẻ và có một cuộc sống thú vị!