Đau dạ dày ở trẻ em là bệnh lý không hiếm gặp. Những cơn đau do bệnh gây ra sẽ khiến trẻ khó chịu, ăn uống kém, ảnh hưởng nghiêm trọng tới học tập và cuộc sống thường ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp khắc phục bệnh chi tiết nhất!
Trẻ bị đau dạ dày có biểu hiện gì?
Một số phụ huynh thường nhầm lẫn về tình trạng đau dạ dày ở trẻ nhỏ với hiện tượng rối loạn tiêu hóa nên thường không phát hiện kịp thời bệnh lý này. Để nhận biết bệnh, các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào những dấu hiệu nhận biết sau đây:
Trẻ bị đau bụng
Vị trí những cơn đau bụng ở trẻ em do bệnh lý này gây ra khá khác biệt so với người lớn. Khi trẻ bị đau dạ dày sẽ thường có biểu hiện đau bụng ở vùng thượng vị, trên hoặc quanh rốn. Thời gian những cơn đau sẽ xuất hiện tới hàng giờ khiến trẻ khó chịu, mất ngủ. Đặc biệt càng về đêm thì mức độ đau bụng ở trẻ sẽ càng tăng.
Hay nôn khan hoặc buồn nôn
Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em này thường gặp ở những trẻ dưới 2 năm tuổi, những trẻ lớn hơn sẽ ít gặp tình trạng này. Theo đó, nếu bố mẹ thấy bé hay bị nôn khi ăn uống hoặc buồn nôn nhiều lần trong ngày thì nên cho bé đi khám ngay lập tức. Trường hợp để lâu sẽ có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa.
Cơ thể trẻ xanh xao, hay bị chóng mặt
Những cơn đau bụng do bệnh gây ra sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ trong những bữa ăn kém đi. Do đó cơ thể trẻ sẽ bị xanh xao, hay chóng mặt, phản xạ của bé không còn tinh nghịch, nhanh nhẹn như trước nữa.
Bé có biểu hiện khó tiêu, bụng chướng
Khi lượng axit có trong dạ dày của trẻ của tăng cao sẽ khiến trẻ bị ợ chua sau khi ăn, khó tiêu và bụng chướng lên. Lâu ngày có thể khiến dạ dày của bé bị chảy máu.
Thiếu máu
Nếu trẻ bị đau dạ dày trong thời gian dài không phát hiện kịp thời sẽ gây ra tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa. Lúc này bé có nguy cơ cao bị thiếu máu vì lớp niêm mạc dạ dày có những vết loét làm tổn thương mạch máu bên trong.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày ở trẻ em
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này ở trẻ bao gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Rất nhiều phụ huynh thường có thói quen ép trẻ ăn thật nhiều để mau lớn. Tuy nhiên hành động này lại khiến dạ dày của trẻ bị quá tải, không tiêu hóa thức ăn kịp thời. Ngoài ra việc bé thường xuyên ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Trẻ bị căng thẳng trong thời gian dài: Chương trình học quá nặng hoặc bé bị căng thẳng tâm lý cũng tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa của trẻ.
- Ảnh hưởng của yếu tố di truyền: Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử bị đau dạ dày thì thế hệ con sinh ra có khả năng mắc bệnh bẩm sinh khá lớn.
- Tác dụng phụ của thuốc tây: Trẻ dùng thuốc tây quá nhiều hoặc dùng sai liều lượng, đặc biệt là các loại kháng sinh sẽ rất dễ khiến dạ dày bị tổn thương.

Biện pháp khắc phục khi trẻ bị đau dạ dày
Nếu bạn nghi ngờ trẻ có những dấu hiệu của bệnh thì nên đưa bé tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Để khắc phục bệnh, trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc dùng các mẹo dân gian. Chi tiết các hướng điều trị tình trạng đau dạ dày ở trẻ em như sau:
Dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ
Một số loại thuốc tây phổ biến thường được kê đơn cho trẻ bị đau dạ dày gồm có:
- Gastropulgite: Thuốc sẽ làm giảm đi triệu chứng ợ chua, đầy bụng và hỗ trợ làm dịu những cơn đau do bệnh gây ra.
- Yumangel: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm đi tình trạng nôn, buồn nôn và đầy hơi ở trẻ.
- Phosphalugel: Thuốc được điều chế dưới dạng sữa lỏng, thường được dùng để chữa đau dạ dày ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh
Ngoài việc sử dụng thuốc tây, khi bé bị đau dạ dày, các bậc huynh có thể tham khảo thêm các mẹo chữa bệnh tại nhà như sau:
Dùng sữa chua hỗ trợ chữa bệnh
Sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa của trẻ và có khả năng làm giảm đi những cơn đau bụng do bệnh gây ra. Do đó, các bố các mẹ hãy cho bé ăn sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện những triệu chứng của bệnh đau dạ dày ở trẻ em. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để bé ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng tới bụng của trẻ.
Xoa bóp vùng bụng cho trẻ
Khi bé xuất hiện những cơn đau vùng bụng, bố mẹ có thể tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng vị trí này. Bạn hãy dùng lòng bàn tay và một chút tinh dầu để massage xung quanh rốn của trẻ theo chiều từ trái qua phải. Lúc này bé sẽ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn nếu bị đau bụng về đêm.
Chườm ấm bụng trẻ
Chườm ấm bụng trẻ khi các cơn đau tái phát cũng là cách giảm đau nhanh chóng. Phương pháp này sẽ có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm đi hiện tượng ợ chua, đầy bụng.
Đau dạ dày ở trẻ em nên ăn gì?
Như bài viết đã nêu trên, chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc căn bệnh này. Vì thế các bậc phụ huynh cần xây dựng lại chế độ dinh dưỡng thường ngày cho bé bằng cách:
- Cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm như trứng, cháo, súp để giảm áp lực vào dạ dày của trẻ.
- Bổ sung cho bé nguồn thực phẩm chứa chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như bánh mì, bột sắn,…
- Rèn luyện trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước để hạn chế tình trạng táo bón và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chua và uống các loại nước có gas.
Tổng kết lại có thể thấy rằng bệnh đau dạ dày ở trẻ em nếu phát hiện kịp thời sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm. Bạn hãy lưu lại những thông tin của bài viết để sử dụng khi cần thiết nhé!