Chè vằng thường được biết đến là một loại trà thảo dược có tác dụng lợi sữa và giúp phụ nữ sau sinh giảm cân. Nhưng còn với người bị bệnh đường tiêu hóa thì sao? Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chính xác nhất nhé!
Chè vằng có tác dụng gì?
Chè vằng là một loại thảo dược thuộc họ cây ô-liu, mọc thành từng bụi nhỏ. Nếu không tinh ý thì nhiều người rất dễ bị nhầm lẫn loại cây này với cây lá ngón vì 2 loại lá này có hình dáng tương tự nhau.
Chè vằng có 3 loại phổ biến là vằng trâu, vằng núi và vằng sẻ. Trong đó loại vằng sẻ là loại được sử dụng để chữa bệnh theo phương pháp dân gian và bào chế thành các loại thuốc Đông y khác. Vì đây là thảo dược có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nên nhiều người thắc mắc đau dạ dày có uống được chè vằng không?
Với cây vằng sẻ, phần cành và lá sẽ được dùng để làm thuốc, chúng có tính mát và vị hơi đắng đặc trưng. Theo nghiên cứu Đông y, chè vằng có tác dụng tốt trong việc giải độc, thanh nhiệt, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Với phụ nữ sau sinh thì chè vằng có tác dụng lợi sữa, giảm cân, nhanh chóng lấy lại vóc dáng và cải thiện sắc đẹp.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong chè vằng có một số hoạt chất có tác dụng rất tốt với sức khỏe của con người. Cụ thể là:
- Flavonoid: Đây là hoạt chất có khả năng chống oxy rất mạnh, giúp bảo vệ chức năng gan, tăng độ bền của thành mạch máu. Ngoài ra, Flavonoid còn giúp đẩy lùi và ngăn chặn tình trạng sưng viêm, lở loét, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương ở niêm mạc dạ dày, giảm thiểu tối đa nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Glycozit: Chính là thành phần khiến cho chè vằng có vị đắng, hoạt chất này có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng vị giác khi ăn uống. Đồng thời kích thích quá trình hoạt động của đường ruột, cải thiện hiệu quả chứng đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, táo bón…
- Alcaloid: Đây là thành phần có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ và phòng ngừa bệnh ung thư, hạ huyết áp, tốt cho hệ thần kinh trung ương,…
Như vậy có thể thấy rằng, chè vằng có rất nhiều tác dụng và được áp dụng phổ biến để tạo thành những bài thuốc dân gian, thuốc Đông y hiệu quả cao, lành tính và tiết kiệm chi phí.
Đau dạ dày có uống được chè vằng không?
Vì chè vằng có rất nhiều tác dụng nên nhiều người đặt ra câu hỏi là “đau dạ dày có uống được chè vằng không?”
Từ những phân tích chúng tôi đã nêu ở trên thì có thể thấy rằng người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng loại thảo dược này để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của mình.
Các hoạt chất có trong chè vằng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp người bị đau dạ dày tránh được cảm giác chán ăn, mệt mỏi, giúp bữa ăn ngon miệng hơn, Alcaloid trong chè vằng có tác dụng sát khuẩn, làm lành vết thương,.. nhờ vậy có thể giảm thiểu được nguy cơ dạ dày tăng tiết dịch vị, các cơn đau, khó chịu, chứng ợ hơi, ợ chua,…thường thấy của bệnh đau dạ dày sẽ được cải thiện rõ rệt.
Hướng dẫn dùng chè vằng chữa đau dạ dày đúng cách
Để chè vằng có thể phát huy triệt để tác dụng của mình đối với người bị đau dạ dày người bệnh phải áp dụng các bài thuốc đúng cách. Cụ thể, bạn có thể áp dụng điều trị bệnh dạ dày bằng chè vằng theo các cách sau:
Dùng nước chè vằng
Nước chè vằng có thể dùng thay thế nước lọc hàng ngày. Nó có tác dụng giải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể và đây cũng là bài thuốc đơn giản mà hiệu quả dành cho người bị đau dạ dày.
Người bệnh thực hiện bài thuốc như sau:
- Lấy 50g lá chè vằng tươi, rửa sạch rồi bỏ vào ấm cùng 2 lít nước đun sôi trong khoảng 10 phút
- Dùng nước chè này uống hết trong 1 ngày và nên uống khi còn ấm.
- Mỗi ngày nấu một ấm nước chè vằng để uống và kiên trì thực hiện trong 1 tháng, bệnh nhân bị đau dạ dày sẽ cảm nhận được những chuyển biến tích cực của bài thuốc mang lại.
Hãm chè vằng để uống
Cách hãm chè vằng tương tự như cách bạn hãm chè búp (chè khô) để uống nên cách này cũng khá đơn giản, dễ thực hiện. Bài thuốc này sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đầy bụng, kích thích vị giác khi ăn uống, giảm thiểu tình trạng gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân hiệu quả.
Cách thực hiện bài thuốc
- Bệnh nhân rửa sạch 15g lá chè vằng rồi cho vào ấm pha trà
- Đổ 100ml nước vào ấm để trần lá chè rồi đổ đi. Tiếp đến, rồi đổ thêm 1 lít nước vào hãm trong khoảng 30 phút.
- Khi nước còn độ ấm vừa phải thì dùng nước để uống thay nước lọc hàng ngày. Kiên trì thực hiện trong ít nhất 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Những ai không nên sử dụng chè vằng?
Mặc dù được biết đến là loại thảo dược tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng chè vằng. Những đối tượng sau nếu muốn sử dụng thì nên thận trọng:
Phụ nữ mang thai
Các hoạt chất trong lá chè vằng có khả năng kích thích sự co thắt của tử cung, tăng cường đẩy máy ra bên ngoài nên có thể gây sảy thai, sinh non. Chính vì vậy phụ nữ mang thai không được sử dụng loại thảo dược này.
Người huyết áp cao
Người bị cao huyết áp thường dễ bị rối loạn chỉ số tim mạch nên việc sử dụng cần hết sức thận trọng. Tối nhất là bệnh nhân cao huyết áp không nên áp dụng cách chữa đau dạ dày bằng chè vằng.
Người bị huyết áp thấp
Người bị huyết áp thấp thường dễ bị chóng mặt, đau đầu, hoa mắt,…nếu thường xuyên uống chè vằng. Do vậy cần thận trọng khi sử dụng.
Nếu thực sự cần thiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với thể trạng của mình.
Trẻ em dưới 5 tuổi
Sức khỏe, sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ dưới 5 tuổi không giống người lớn nên trước khi sử dụng cho trẻ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y trước để tránh xảy ra những tai biến đáng tiếc.
Những vấn đề cần lưu ý khi dùng chè vằng chữa đau dạ dày
- Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng chè vằng có tác dụng chậm, hiệu quả của bài thuốc sẽ có sự khác nhau giữa cơ địa của từng người nên bạn cần kiên trì sử dụng thuốc trong một thời gian dài và không nên hy vọng quá cao vào cách chữa bệnh này.
- Không được lạm dụng chè vằng để chữa bệnh. Không được dùng quá 50g chè vằng trong một ngày.
- Phơi khô và bảo quản chè vằng nơi thoáng mát để sử dụng dần nhưng không được dùng chè vằng đã bị ẩm mốc.
- Không uống nước lá chè vằng khi đói
Với những phân tích trên đây chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc đau dạ dày có uống được chè vằng không rồi. Tuy nhiên, bạn hãy nắm chắc các thông tin về cách sử dụng để việc chữa trị đạt kết quả cao và phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn nhé!