Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của người bị đau dạ dày. Nhiều người bệnh thắc mắc rằng, đau dạ dày có nên ăn cháo không? Vậy trong bài viết này, hãy cùng tìm kiếm lời giải đáp cho thắc mắc trên nhé!
Đau dạ dày có nên ăn cháo không?
Người bị các tổn thương ở các vùng như thượng vị, môn vị, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu,… được gọi chung là mắc bệnh đau dạ dày. Một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày là chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh.
Với thắc mắc “đau dạ dày có nên ăn cháo không” các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định rằng, cháo là món ăn mềm, nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Do đó, người bị đau dạ dày nên tích cực ăn cháo. Một số lợi ích mà cháo đem đến cho người bệnh:
- Cháo chứa nhiều nước, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng và trơn tru. Do đó, người bị đau dạ dày sẽ hạn chế được các cơn đau và sẽ thấy bụng dạ dễ chịu hơn khi ăn cháo.
- Cháo được nấu từ gạo – thành phần tinh bột này có khả năng làm giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả. Tinh bột sẽ tạo một lớp màng bảo vệ phần niêm mạc của dạ dày.
- Tinh bột từ gạo còn giúp giảm tiết dịch vị, làm trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày, giảm đau dạ dày hiệu quả.
- Các thực phẩm dùng để nấu cháo như thịt, rau củ quả,… sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng cần thiết để bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng.
Đau dạ dày nên ăn cháo gì?
Dưới đây là những món cháo nhiều dinh dưỡng và phù hợp với người bị đau dạ dày nhất.
Cháo phật thủ nấu đường phèn
Trong một số tài liệu y học cổ truyền, trái phật thủ có tác dụng cải thiện các chức năng tiêu hóa, nâng cao sức khỏe và đề kháng. Sử dụng quả phật thủ nấu cháo sẽ là món ăn dễ tiêu hóa, đặc biệt phù hợp với người bị khó tiêu, ăn không tiêu,…
Cách thực hiện món cháo phật thủ như sau:
- Chuẩn bị: Gạo tẻ, phật thủ, đường phèn.
- Phật thủ rửa sạch, thái lát mỏng và cho lên bếp nấu cùng một lượng nước vừa đủ.
- Sau khi phật thủ chín nhuyễn thì lọc lấy phần nước và bỏ bã.
Với món cháo phật thủ nấu đường phèn, bạn có thể dùng đều đặn trong khoảng 1 tuần sẽ thấy rõ được hiệu quả.
Cháo bí đỏ
Bí đỏ là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và cực tốt cho người bị đau dạ dày. Bí đỏ có thể làm hạn chế tiết axit dịch vị dạ dày. Món cháo bí đỏ nấu cùng thịt nạc heo là món ăn lý tưởng dành cho người bệnh dạ dày.
Cách thực hiện cháo bí đỏ như sau:
- Chuẩn bị: Bí đỏ, thịt nạc heo, gạo tẻ, gia vị các loại,…
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và thái nhỏ vừa ăn.
- Gạo vo sạch, thêm nước và bí đỏ nấu cho đến khi nhừ. (Lưu ý vớt hết bọt trên mặt cháo khi sôi).
- Thịt nạc heo rửa sạch và xay nhuyễn. Khi cháo và bí đỏ đã nhuyễn thì cho thịt vào đảo đều tay, nêm gia vị và đun thêm khoảng 20 phút là có thể dùng được.
Cháo rau sam nấu cùng búp ổi và hồng xiêm non
Món cháo này chứa nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa dễ dàng và cực phù hợp với người bị đau dạ dày. Cách thực hiện món cháo rau sam nấu cùng búp ổi và hồng xiêm non như sau:
- Chuẩn bị: Gạo tẻ, rau sam, búp ổi, hồng xiêm non và các loại gia vị.
- Rau sam, búp ổi, hồng xiêm rửa sạch và nấu cùng 1,5 lít nước cho đến khi chín nhuyễn thì lọc lấy nước, bỏ phần bã.
- Gạo đem đi vo sạch và dùng hỗn hợp nước trên để nấu cho đến khi chín nhừ.
- Nêm gia vị và đun nhỏ lửa trong khoảng 15-20 phút rồi tắt bếp là có thể sử dụng được.
Người bị đau dạ dày nên sử dụng món cháo này trong khoảng 3 ngày liên tiếp để cảm nhận rõ các cơn đau đã thuyên giảm.
Cháo nếp long nhãn
Cháo nếp long nhãn là món ăn rất phổ biến với những người bị đau dạ dày. Long nhãn chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng. Sử dụng món ăn này giúp tiêu hóa tốt, chống suy nhược thần kinh và giảm stress rất hiệu quả. Tuy nhiên, món cháo này lại không phù hợp với phụ nữ mang bầu, người bị bệnh béo phì hoặc đái tháo đường.
Cách thực hiện món cháo nếp long nhãn như sau:
- Chuẩn bị: Gạo nếp, long nhãn, đường phèn.
- Long nhãn rửa sạch, để ráo nước.
- Gạo nếp vo sạch và nấu cùng khoảng 2 lít nước cho đến khi hạt gạo chín nhuyễn.
- Cho long nhãn và đường phèn vào đun cho đến khi đường tan hết thì có thể tắt bếp.
Cháo gạo nếp nấu cùng táo đỏ
Táo đỏ là một vị thuốc quý giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe. Cháo gạo nếp nấu cùng táo đó là món ăn giúp bảo vệ dạ dày khá hiệu quả.
Cách thực hiện món cháo gạo nếp nấu cùng bí đỏ như sau:
- Chuẩn bị: 10 quả táo đỏ, gạo nếp, đường phèn.
- Táo đỏ rửa sạch, gạo nếp vo sạch.
- Cho gạo nếp và táo đỏ vào nồi, thêm nước và nấu đến khi hạt gạo nhuyễn nhừ rồi thêm đường phèn.
Món cháo gạo nếp nấu cùng táo đỏ nên để nguội rồi mới sử dụng. Đây chắc chắn là món ăn hấp dẫn và giúp bồi bổ sức khỏe, hạn chế các cơn đau dạ dày hiệu quả dành cho người bệnh.
Người bị đau dạ dày ăn cháo cần chú ý gì?
Cháo là món ăn giàu dinh dưỡng đối với người mắc bệnh dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Sử dụng thêm đường phèn, dầu thực vật,… cho món cháo giúp ức chế quá trình tiết dịch vị acid ở dạ dày. Nhờ vậy, người bệnh sẽ cảm thấy giảm đáng kể các cơn đau và tình trạng bụng dạ khó chịu.
- Trong thực đơn ăn uống cần hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu hoặc đồ đóng hộp, các loại gia vị cay nóng….
- Chia nhỏ bữa ăn và dùng từng chút cháo một để cơ thể quen dần với loại thực phẩm này.
- Người bệnh có thể đan xen dùng cháo và súp để tránh nhàm chán. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác như sữa tươi, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tươi cũng cần được bổ sung thường xuyên trong bữa ăn của người mắc bệnh dạ dày.
Như vậy, bài viết đã lý giải thắc mắc “đau dạ dày có nên ăn cháo không”. Hy vọng những thông tin trên hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh