Bệnh dày dày thường được phát hiện sớm qua các triệu chứng như: Đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…và một số biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa khác. Vậy bệnh đau dạ dày có đi ngoài không? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời chính xác nhất qua nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh đau dạ dày có đi ngoài không?
Đau dạ dày (đau bao tử) là hiện tượng vùng thượng vị xảy ra cơn đau do dạ dày co bóp liên tục và tiết dịch vị quá mức bình thường. Các triệu chứng thông thường của bệnh đau dạ dày là: Đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon, nôn mửa, vùng thượng vị nóng rát,….Bên cạnh đó bệnh còn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đi ngoài, tiêu chảy hoặc táo bón.
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chia sẻ rằng, đi ngoài, tiêu chảy chính là một trong những hệ quả thường gặp khi chức năng của dạ dày bị suy giảm, có các vết viêm loét. Tình trạng này khiến tá tràng, đại tràng phải chịu nhiều áp lực và làm rối loạn nhu động ruột, từ đó dẫn đến hiện tượng đi ngoài, tiêu chảy.
Mặt khác, bệnh đau dạ dày đi kèm tình trạng đi ngoài còn có thể xảy ra do hội chứng ruột kích thích xảy ra khi đại tràng bị co bóp bất thường. Gây ra tình trạng phân nát, phân lỏng, táo bón.
Như vậy có thể thấy rằng đau dạ dày có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài, tiêu chảy với các biểu hiện như chúng tôi vừa chia sẻ ở trên.
Nhận biết tình trạng đi ngoài do bệnh đau dạ dày
Dấu hiệu đi ngoài do bệnh đau dạ dày khá giống với tình trạng đi ngoài do rối loạn tiêu hóa nên người bệnh cần chú ý những đặc điểm sau để có thể nhận biết bệnh chính xác nhất.
- Cơn đau xuất hiện khi đói bụng hoặc sau khi ăn no.
- Đau bụng khi đi ngoài và đi ngoài dạng phân lỏng.
- Số lần đi ngoài từ 1-5 lần mỗi ngày. Nếu quá số lần này có thể là do bạn bị rối loạn tiêu hóa.
- Phân có mùi hôi rất khó chịu nhưng ít khi chứa dịch nhầy. Nếu đi ngoài do rối loạn tiêu hóa sẽ có kèm theo chất nhầy trong phân.
- Bệnh đau dạ dày gây đi ngoài có một số triệu chứng kèm theo như: Nôn mửa, ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị,..
Đi ngoài do bệnh đau dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Đau dạ dày gây đi ngoài, tiêu chảy là cảnh báo cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh và chức năng dạ dày đã bị suy giảm nặng nề. Lúc này chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực với những biến chứng nguy hiểm như:
- Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, ngủ không ngon,…
- Làm suy giảm chất lượng cuộc sống và năng suất lao động.
- Gây sụt cân, hao mòn và suy nhược cơ thể. Tạo điều cơ hội thuận lợi cho các cơn đau dạ dày thường xuyên khởi phát.
- Gây xuất huyết cơ quan tiêu hóa. Xảy ra khi các vết viêm loét dạ dày bị chảy máu cùng với tình trạng mạch máu tại bộ phận này bị vỡ ra gây xuất huyết.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ do việc thường xuyên đi ngoài khiến tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị phình giãn quá mức, mất độ đàn hồi và hình thành nên các cấu trúc dạng búi.
Cách khắc phục bệnh đau dạ dày gây đi ngoài, tiêu chảy
Đau dạ dày gây đi ngoài là lúc bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng và gây ra những tác động tiêu cực đến tinh thần, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe và đe dọa không nhỏ đến tính mạng. Do đó, bệnh nhân cần khắc phục hiện tượng này qua một số biện pháp sau:
Thăm khám bệnh kịp thời
Thăm khám bệnh kịp thời để xác định chính xác nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương của dạ dày, từ đó có cơ sở để điều trị bệnh hiệu quả.
Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh lý, có thể bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc sau:
- Thuốc trung hòa dịch vị dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc.
- Thuốc ức chế choline.
- Thuốc ức chế bài tiết axit trong dạ dày.
- Thuốc chống co thắt thực quản.
- Sử dụng thuốc kháng sinh Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tinidazole,…
- Thuốc kháng dopamin có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa thức ăn.
- Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ u gastrin ở tuyến tụy.
Dùng thuốc điều trị tiêu chảy
Trong trường hợp người bệnh đi ngoài, tiêu chảy nhiều lần trong ngày dù đã sử dụng các loại thuốc kể trên thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc chống tiêu chảy và điều hòa hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Ví dụ như:
- Loperamid: Dùng để trị tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và đau dạ dày gây tiêu chảy mãn tính.
- Dioctahedral smectite: Có tác dụng tăng dịch nhầy của lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và thành ruột.
- Men tiêu hóa: Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giảm triệu chứng đi ngoài.
- Oresol: Có tác dụng bù nước và điện giải khi người bệnh bị mất nước do đi ngoài nhiều.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học cũng là giải pháp tốt đối với người bị đau dạ dày gây đi ngoài. Theo đó, bạn hãy thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Tích cực bổ sung các loại thực phẩm có khả năng hạn chế tình trạng đi ngoài, tiêu chảy. Ví dụ như: Khoai tây, khoai lang, gạo, yến mạch, táo, chuối, thịt gà, thịt lợn nạc lợn,…
- Tránh xa các loại đồ uống gây kích thích dạ dày như: Đồ uống có ga, nước ngọt, đồ uống có chứa cồn.
- Không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thức ăn có nhiều đường, muối, quá cay hoặc quá nóng, quá chua,…
- Tích cực bổ sung nước cho cơ thể.
- Ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
- Ăn uống từ tốn, chậm rãi, không đi nằm hoặc vận động mạnh sau khi ăn.
Đau dạ dạ dày kèm đi ngoài có thể là triệu chứng xảy ra khi hệ tiêu hóa bị xuất huyết. Do đó nếu gặp phải một số vấn đề bất thường khác như: Đi ngoài ra máu tươi, buồn nôn, nôn ra máu, phân đen, đau rát dữ dội vùng thượng vị,…thì bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có hướng xử lý kịp thời.
Với những nội dung chia sẻ trên đây chắc hẳn mọi người đã tìm được cho mình câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “đau dạ dày có đi ngoài không”. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!