Mì tôm là một thực phẩm quen thuộc và tiện lợi với mọi người. Tuy nhiên, người bệnh đau dạ dày có nên ăn mì tôm được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết qua thông tin bài viết!
Đau dạ dày có ăn được mì tôm không?
Đau dạ dày là chứng bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tấn công bởi một số tác nhân gây hại như vi khuẩn và các yếu tố khác. Một số biểu hiện phổ biến của chứng bệnh này có thể kể đến như: Đau thượng vị, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi… Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng điều trị của người bệnh. Vì vậy, không ít người lo lắng “đau dạ dày có ăn được mì tôm không?”
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh dạ dày không nên ăn mì tôm. Bởi mì tôm là thức ăn tiêu hóa lâu khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa chúng. Người bệnh dạ dày ăn mì tôm thường phải đối mặt với một số hệ lụy như:
Gây khó tiêu, đầy bụng
Mì tôm là có chứa khoảng 20% là chất béo dạng trans và chất béo shotrerning. Đây đều là axit béo no nên tồn tại lâu trong dạ dày và rất khó tiêu hóa. Vì vậy, hệ tiêu hóa phải mất ít nhất 3-5 tiếng để tiêu hóa sợi mì. Với người đau dạ dày, thời gian này thường từ 6-10 tiếng gây chướng bụng, khó tiêu.
Rối loạn hệ tiêu hóa
Chất tertiary-butyl hydroquinone có trong mì tôm là một chất không tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu cơ thể tiêu thụ quá 5g chất này sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, đau đầu, nôn mửa…
Nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản
Khi người bị đau dạ dày ăn mì tôm khiến dạ dày sản sinh nhiều acid hơn để tiêu hóa chúng. Do đó, người bệnh dễ gặp các nguy cơ về trào ngược với các biểu hiện như: buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ nóng…
Với những lý do trên, chúng ta có thể khẳng định rằng người bị đau dạ dày không nên ăn mì tôm. Nếu có ăn mì tôm bạn chỉ nên dùng số lượng ít và kết hợp với các loại rau xanh để hạn chế tác hại tới dạ dày.
Ăn mì tôm nhiều có hại như thế nào?
Mì tôm không chỉ có hại cho người đau dạ dày mà nó cũng được nhận định là thực phẩm không tốt cho sức khỏe mọi người. Bạn chỉ nên ăn thực phẩm này tối đa 2 lần/tuần, bởi nó dễ dẫn đến các nguy cơ như:
Gây thừa cân, béo phì
Việc ăn quá nhiều mì tôm sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này khiến cơ thể con người dễ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…
Thiếu chất dinh dưỡng
Mì tôm giúp cung cấp cho cơ thể protein, sắt, chất béo. Ngoài ra, hầu như loại thực phẩm này không chứa thêm chất dinh dưỡng nào. Vì vậy, những người chỉ ăn mình mì tôm sẽ không có đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Nguy cơ gây loãng xương
Trong mì tôm có chứa phosphate – thành phần giúp tăng mùi vị thức ăn. Tuy nhiên đây là chất có thể khiến cơ thể bị loãng xương. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều mì tôm trong thời gian dài sẽ khiến xương và răng bị yếu đi rõ rệt.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư
Phần lớn các loại mì tôm hiện nay đều chứa chất phụ gia và chất bảo quản để có thể tích trữ lâu ở môi trường bên ngoài. Một trong những chất có trong mì tôm là Acryamidle. Đây là chất tăng nguy cơ ung thư cao. Do đó, khi bạn ăn quá nhiều mì tôm khiến các chất này tích tụ trong cơ thể dẫn đến hình thành tế bào ung thư.
Gây hại cho thận
Lượng muối trong một gói mì tôm rất cao. Vì vậy, nếu bạn ăn mì tôm nhiều, vô tình đã làm thận tổn thương.
Đau dạ dày ăn bún được không?
Bún là loại thực phẩm được làm từ bột gạo. Tuy nhiên, để sợi bún có màu trắng, không ít cơ sở sản xuất đã sử dụng hóa chất tinopal tẩy trắng. Loại chất tẩy trắng này có chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng gây hại cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng.
Vì vậy, nếu người đau dạ dày ăn nhiều bún có chứa tinopal có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Có thể kể đến một số tác hại khi ăn nhiều bún như: niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét ruột, nguy cơ rối loạn hệ tiêu hóa…
Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất bún còn sử dụng các chất giúp bún lâu thiu và tăng độ dai như: Hàn the, acid oxalic, chất độn, natri benzoat… Những chất phụ gia thực phẩm này đều nguy hiểm cho sức khỏe con người và đặc biệt có hại cho bệnh nhân đau dạ dày.
Như vậy qua các thông tin trên chúng ta có thể khẳng định bún cũng là loại thực phẩm không tốt cho người bệnh dạ dày. Vì vậy, khi bị chứng đau dạ dày bạn nên hạn chế các thức ăn có bún.
Đau dạ dày ăn phở được không
Phở là thực phẩm được làm từ bột gạo tráng mỏng và cắt sợi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh dạ dày cũng nên hạn chế thức ăn chứa phở. Bởi phở là thực phẩm được làm từ tinh bột đã lên men, có vị chua và rất khó tiêu hóa. Vì vậy, nếu người bệnh ăn phở sẽ khiến dạ dày phải hoạt động liên tục.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc người bệnh phải kiêng ăn hoàn toàn phở. Thay vào đó, bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần và không bỏ các loại gia vị như ớt, tiêu.
Nhìn chung, bài viết đã lý giải các câu hỏi của người bệnh về đau dạ dày có ăn được mì tôm, bún và phở không. Tốt nhất, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia để giúp dạ dày phục hồi chức năng tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc. Để tình trạng bệnh nhanh thuyên giảm, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện khoa học theo hướng dẫn của các bác sĩ. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!