Cuống bao tử (tâm vị) có vai trò tiếp nhận thức ăn, nước uống từ thực quản đi xuống dạ dày. Tuy nhiên, khi cuống bao tử bị tổn thương hay đau cuống bao tử có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể. Vậy, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của chúng tôi nhé!
Đau cuống bao tử là gì?
Cuống bao tử hay còn gọi là tâm vị, là đoạn dạ dày ngắn nằm gần sát với tâm môn, phía trên là vùng thượng vị và vùng thực quản. Đây là nơi tiếp nhận thức ăn và nước từ thực quản di chuyển xuống và đưa chúng vào dạ dày để thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Nên khi cuống bao tử đau khiến chức năng tiêu hóa bị sụt giảm đồng thời ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Đau cuống bao tử (đau cuống dạ dày) là hiện tượng cuống của dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân. Lúc này, cuống bào tử bị tổn thương sẽ khiến cơ thể mệt mỏi kèm theo những cơn đau âm ỉ kéo dài nhiều giờ.
Nguyên nhân nào dẫn đến đau cuống bao tử
Các chuyên gia nhận định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cuống bao tử. Sau đây là một vài nguyên nhân điển hình:
- Nghiện rượu bia và thuốc lá: Nghiện rượu bia và thuốc lá thường xuyên có thể làm suy giảm chức năng của thận, gan. Ngoài ra, chúng còn khiến cuống bao tử bị đau, dạ dày bị tổn thương. Điều này có thể được giải thích là do trong thuốc lá và rượu có chứa nicotin và cồn. Các hợp chất hóa học này kích thích dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn mức bình thường, gây trào ngược và gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
- Nhiễm khuẩn Hp: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau cuống bao tử. Vi khuẩn HP trong dạ dày có thể sản sinh ra các chất độc phá hủy lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc, lâu ngày gây tổn thương viêm loét, đau cuống bao tử.
- Chế độ sinh hoạt không đảm bảo: Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm tái sống, ăn quá no hoặc quá đói, bỏ bữa thường xuyên,…cũng khiến tình trạng đau bao tử thêm trầm trọng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau quá mức: Thường xuyên lạm dụng chất kháng sinh có thể khiến Prostaglandin (hợp chất có vai trò bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày) không được sản xuất. Khi đó, nồng độ axit không được cân bằng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, đau vùng cuống dạ dày.
- Căng thẳng trong thời gian dài: Căng thẳng trong thời gian dài khiến dạ dày tăng tiết hàm lượng axit dịch vị. Đồng thời, khi này dạ dày cũng thực hiện co bóp không ngừng nghỉ gây đau cuống bao tử.
- Một số nguyên nhân khác: Các nguyên nhân phổ biến khác như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm, dạ dày bị thương tổn, rối loạn chức năng của dạ dày, trào ngược dịch mật,… cũng có thể gây ra tình trạng đau cuống bao tử trầm trọng.
Triệu chứng điển hình của bệnh đau cuống bao tử
Người bị đau cuống bao tử có thể gặp các triệu chứng điển hình sau:
- Xuất huyết dạ dày: Đau cuống bao tử khiến dạ dày bị tổn thương dẫn đến xuất huyết. Người bệnh có thể cảm nhận được triệu chứng này khi đi ngoài thấy phân kèm máu. Cụ thể, khi dạ dày xuất huyết, lượng máu được đào thải đưa xuống ruột già và manh tràng rồi lẫn vào phân sau đó được thải ra ngoài. Ngoài ra, khi bị xuất huyết tiêu hóa người bệnh có thể xuất hiện tình trạng nôn ra máu kèm đau bụng dữ dội.
- Xuất hiện ợ chua, ợ nóng: Ợ nóng, ợ chua là triệu chứng điển hình của bệnh đau cuống bao tử. Tuy vậy, triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh như: Đau dạ dày, loét dạ dày, trào ngược thực quản. Do đó, người bệnh cần chú ý triệu chứng này để tránh nhầm lẫn các bệnh với nhau.
- Đau thượng vị: Cơn đau cuống bao tử kéo dài xuất hiện tại thượng vị đồng thời chúng có thể lan rộng ra ngực và lưng khiến bệnh nhân mệt mỏi, tức ngực, khó thở. Đặc biệt, cơn đau có thể tái phát bất kỳ lúc nào và đau dữ dội hơn khi bụng rỗng hoặc no.
- Buồn nôn và nôn ra máu: Lớp niêm mạc bị tổn thương khiến dịch axit dạ dày thay đổi bất thường, gây ra tình trạng trào ngược kèm nôn ói. Tình trạng này thường xuyên diễn ra thì có thể gây rách niêm mạc, mất nước, xuất huyết tiêu hóa,…
- Đầy bụng: Khi bị đau cuống bao tử người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi. Lâu dần, tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến bệnh nhân mất cảm giác ăn uống, khó hấp thụ chất dinh dưỡng gây biếng ăn.
- Xuất huyết hệ tiêu hóa: Triệu chứng này thường gặp khi bệnh ở giai đoạn nặng. Theo đó, khi mạch máu bị vỡ, máu sẽ theo đường nứt đi ra ngoài và chảy vào lòng tiêu hóa gây ra tình trạng tiểu ra máu hoặc nôn ra máu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư dạ dày.
Phương pháp điều trị bệnh đau cuống bao tử
Bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nói chung và đau cuống bao tử nói riêng thường có triệu chứng phức tạp. Do đó, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó, bạn nên đi khám bác sĩ để xem xét mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra những phương pháp chữa trị hợp lý.
Điều trị bằng thuốc tây
Với ưu điểm chữa trị cho hiệu quả nhanh chóng nên phương pháp điều trị đau cuống bao tử bằng thuốc Tây được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau nhiều, đau dai dẳng sẽ được các bác sĩ lựa chọn thuốc Tây để cải thiện tình hình bệnh.
Dưới đây là một số loại thuốc được các bác sĩ chuyên khoa sử dụng để điều trị bệnh đau cuống bao tử:
- Thuốc kháng axit: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để chữa trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa trong đó có dạ dày. Cụ thể, các hợp chất tồn tại trong thuốc có vai trò ức chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày. Bên cạnh đó, nồng độ axit trong dịch vị dạ dày cũng được trung hòa. Một số loại thuốc kháng axit được sử dụng phổ biến như: Mylanta, Sucralfat, Mucosta,…
- Thuốc kháng histamin H2: Vai trò chính của nhóm thuốc này chính là bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh các tác động gây hại của histamin. Ngoài ra, chúng cũng giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm hiệu quả và giảm đau nhanh chóng. Thuốc kháng histamin H2 thường dùng là Subsalicylate Bismuth, Pepcid AC,…
- Thuốc giúp giảm đau: Triệu chứng đau cuống bao tử luôn dai dẳng và tái phát nhiều lần khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Do đó, sử dụng thuốc giảm đau là phương pháp cứu cánh cho người bệnh.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được sử dụng để chữa trị bệnh do tác nhân vi khuẩn Hp gây ra. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thuốc kháng viêm: Đồng thời với thuốc giảm đau, người bệnh sẽ được các bác sĩ kê thêm thuốc chống viêm để hạn chế tình trạng viêm nhiễm khi niêm mạc dạ dày có dấu hiệu loét. Bên cạnh đó, nhóm thuốc kháng viêm cũng có công dụng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của các ổ viêm loét.
Các nhóm thuốc mà chúng tôi nêu trên đều được sử dụng để chữa trị đau cuống bao tử. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi bệnh nhân mà liều lượng sử dụng là khác nhau. Người bệnh cần lưu ý không tự ý mua thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Điều trị cuống bao tử bằng các mẹo dân gian
Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây, nhiều bệnh nhân cũng tin tưởng sử dụng các bài thuốc chữa trị đau cuống bao tử bằng các bài thuốc dân gian. Phương pháp này sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để điều trị viêm nhiễm đồng thời có thể giảm đau hiệu quả.
Tuy nhiên, phương pháp chỉ phù hợp để chữa trị trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, ít xuất hiện các cơn đau, tình trạng viêm nhiễm chưa phức tạp. Nên với những trường hợp bệnh nặng thì các bài thuốc sử dụng không có tác dụng.
Sử dụng gừng tươi để điều trị đau cuống bao tử
Hợp chất oleoresin, tecpen có trong gừng giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau cực hiệu quả. Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu và thúc đẩy các tổn thương chóng lành.
Bài thuốc 1: Sử dụng gừng ngâm giấm
Nguyên liệu: Gừng tươi (2 củ to), Giấm (500ml).
Quy trình thực hiện:
- Gừng đem gọt vỏ và rửa sạch sau đó thái lát mỏng hoặc đập dập.
- Cho gừng vào lọ thủy tinh và thêm 500ml giấm.
- Đậy nắp kín và để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần.
- Người bệnh có thể lấy 2 – 3 lát gừng đã ngâm để ngậm và nhai từ từ cho mỗi lần sử dụng.
- Phần gừng còn lại trong lọ thủy tinh, người bệnh nên bảo quản trong tủ lạnh.
- Để cải thiện tình trạng đau cuống bao tử, bệnh nhân nên duy trì sử dụng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
Bài thuốc 2: Uống chanh tươi, gừng và mật ong
Nguyên liệu: Gừng (1 củ nhỏ), chanh tươi (20ml), mật ong nguyên chất (20ml).
Quy trình thực hiện:
- Đem gừng gọt vỏ, rửa với nước sạch và thái lát mỏng.
- Cho gừng vào bát nhỏ, thêm nước vừa đun sôi để thực hiện hãm gừng trong 30 phút.
- Sau đó thêm nước cốt chanh, mật ong vào trà gừng vừa hãm khuấy sao cho thành thể đồng nhất.
- Người bệnh nên uống hỗn hợp chanh, gừng và mật ong vào buổi sáng sau khi thức dậy, liên tục trong 1 tháng.
Sử dụng lá tía tô để điều trị đau cuống bao tử
Lá tía tô là thảo dược được biết với nhiều công dụng trong chữa trị bệnh dạ dày bao gồm đau cuống bao tử. Lá tía tô có tác dụng giảm đau, ngừa viêm, giúp nhanh lành tổn thương cũng như hạn chế các vết loét xuất hiện.
Nguyên liệu: Lá tía tô (1 nắm nhỏ).
Quy trình thực hiện:
- Tía tô nhặt lá và búp non sau đó đem rửa sạch.
- Tiếp tục ngâm lá tía tô bằng nước muối pha loãng trong 10 phút để loại bỏ tạp chất.
- Vớt tía tô ra ngoài và cho vào nồi nước sôi để sắc.
- Đun khoảng 15 phút cho chín và tắt bếp.
- Dùng nước này uống thay nước lọc trong vòng 1 tháng.
Sử dụng lá trầu không điều trị đau cuống bao tử
Nhắc đến các bài thuốc dân gian chữa trị đau cuống bao tử thì không thể không nói đến lá trầu không. Nhờ tác dụng cân bằng độ pH, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, hạn chế tối đa các cơn đau mà nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng để điều trị đau cuống bao tử.
Nguyên liệu: Lá trầu không (20 lá).
Quy trình thực hiện:
- Rửa lá trầu không với nước sạch và ngâm với nước muối.
- Sau 10 phút vớt ra và để ráo nước.
- Cho nước lọc vào đun sôi, thêm lá trầu không và đun kỹ khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Nước lá trầu không để nguội và chắt ra uống trong ngày. Dùng liên tục trong 30 ngày.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau cuống dạ dày
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần xây dựng và thực hiện cho bản thân một chế độ ăn uống điều độ và thói quen sinh hoạt hợp lý nhằm ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
- Không nên sử dụng các loại nước uống có chứa chất kích thích như rượu, cafe, nước ngọt, chè xanh….
- Hạn chế dùng các thực phẩm khó tiêu như: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh ngọt, các loại bánh thô cứng.
- Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi.
- Nên nghỉ ngơi 30 phút sau khi ăn để đảm bảo dạ dày được hoạt động tốt nhất.
- Thường xuyên rèn luyện thể thao nhằm nâng cao thể lực đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Không nên thức khuya quá nhiều, tránh để đầu óc bị căng thẳng mà thay vào đó nên nghỉ ngơi hợp lý.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị đau cuống bao tử theo đơn của bác sĩ thay vì lạm dụng bừa bãi.
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Như vậy, đau cuống bao tử sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng và bệnh có thể được điều trị khỏi bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy vậy, người bệnh chớ coi thường không chữa trị bởi bệnh có thể gây biến chứng, nặng nhất là ung thư. Vì lẽ đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu đầu tiên.