Cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian được áp dụng nhiều bởi sự lành tính, hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo dân gian và các bài thuốc nam điều trị viêm phế quản đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà.
Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian có hiệu quả không?
Các bài thuốc dân gian thường sử dụng các nguyên liệu là cây cỏ, thảo dược hoặc các nguyên liệu khác từ thiên nhiên nên sử dụng để chữa bệnh viêm phế quản rất an toàn, lành tính. Tuy nhiên, các bài thuốc này thường có tác dụng chậm và chỉ phù hợp với những người bị tình trạng nhẹ, bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị
Do đó những ai đang muốn điều trị khỏi nhanh chóng thì không nên quá trông chờ vào những bài thuốc này. Người bị tình trạng nặng cần được đến bệnh viện uy tín để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Cách chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian
Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá
Trong lá diếp cá có chứa các thành phần như flavonoid, decanoyl-acetaldehyd, alkaloid giúp chống viêm hiệu quả. Ngoài ra diếp cá cũng cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng.
Cách làm:
- Hái 1 năm rau diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn với một chút muối
- Cho lá diếp cá đã xay hòa vào cốc nước ấm
- Lọc lấy phần nước cốt để uống 2 lần mỗi ngày liên tục trong 7 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt
- Ngoài ra bạn cũng có thể thay thế nước lọc bằng nước vo gạo hoặc nước cơm để tăng thêm hiệu quả của bài thuốc
Chữa viêm phế quản bằng tỏi
Trong tỏi có chứa thành phần chính là chất allicin. Đây là chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt nhờ vậy mà ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi trùng gây bệnh. Ngoài ra tỏi còn cung cấp thêm vitamin A, B,D cùng các chất khoáng như canxi, magie, photpho cho cơ thể giúp giảm ho đờm, trị đầy bụng ăn không tiêu.
Cách làm:
- Cách 1: Ăn tỏi thường xuyên, ăn tỏi sống hoặc bổ sung tỏi vào chế biến các món ăn hàng ngày
- Cách 2: Lọc nước gừng và tỏi xay nhuyễn pha với đường phèn và nước ấm để uống sẽ giúp giảm ho, giảm viêm
- Cách 3: ngâm tỏi với giấm và mật ong cùng với đường nâu trong nửa tháng. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa sẽ có tác dụng giảm ho, giảm đau do viêm.
- Cách 4: xay nhuyễn tỏi trộn với nước ép cà chua và nước cốt chanh. Dùng hỗn hợp này để ăn mỗi ngày 1 lần.
Cách trị viêm phế quản bằng lá trầu không
Lá trầu không có mùi thơm, vị cay, tính ấm có tác dụng sát khuẩn, trừ viêm rất tốt. Ngoài chữa viêm phế quản ra thì trầu không còn được sử dụng để chữa viêm họng, viêm phổi rất hiệu quả
Cách làm:
- Hái 1 nắm lá trầu không rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt
- Uống nước cốt trầu không 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối sau bữa ăn
- Nếu cảm thấy khó uống bạn có thể pha nước cốt vào nước ấm, thêm chút mật ong để dễ uống hơn.
Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong
Mật ong có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian trị ho, tiêu đờm, giảm viêm họng, viêm phế quản. Lưu ý không sử dụng mật ong để chữa bệnh ở trẻ sơ sinh vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc
Cách làm:
- Cách 1: pha nước chanh ấm, thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều rồi nhâm nhi từng ngụm nhỏ
- Cách 2: pha nước giấm táo, thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều để uống mỗi ngày 1 ly
- Cách 3: pha nước gừng, quế và đinh hương rồi thêm mật ong vào đun trong 5 phút để uống khi còn ấm mỗi ngày 3 lần
Cách trị viêm phế quản bằng gừng
Gừng có đặc tính chống viêm, giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể rất hiệu quả để giảm ho, giảm kích ứng niêm mạc họng, phế quản.
Cách làm:
- Cách 1: cho gừng tươi và rễ cây chè vào sắc với nước trong 15 phút rồi thêm mật ong khuấy đều lên để uống mỗi ngày.
- Cách 2: xay nhỏ gừng tươi trộn với nước ép tỏi và đường. Uống nước này mỗi ngày 2 lần để cải thiện triệu chứng của bệnh
- Cách 3: kết hợp gừng với mật ong. Bạn có thể pha 1 ly trà gừng mật ong để nhâm nhi vào mỗi tối
Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng vỏ bưởi
Trong vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, chất xơ và chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, giảm cholesterol, chống oxy hóa cho cơ thể từ đó giúp tiêu đờm, giảm viêm, giảm các triệu chứng của bệnh.

Cách làm:
- Vỏ bưởi rửa sạch thái thành các sợi mỏng
- Trộn vỏ bưởi với đường phèn
- Hấp cách thủy trong 20 phút
- Mỗi ngày uống 3 lần trong 5 ngày liên tục
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực có chứa hàm lượng lớn vitamin C, carotene, vitamin B1 và nhiều khoáng chất khác có tác dụng giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm, kháng khuẩn nên có thể sử dụng để giảm ho
Cách làm:
- Rửa sạch 20g hoa đu đủ đực rồi mang đi phơi khô
- Trộn hoa đu đủ khô với đường phèn
- Hấp cách thủy trong 20 phút để ăn liên tục trong vài ngày
Cách trị viêm phế quản mạn tính bằng củ cải trắng
Củ cải trắng theo đông y có tính mát, vị ngọt có khả năng hỗ trợ điều trị hen suyễn, giảm ho, chữa bệnh đường tiêu hóa.
Cách làm:
- Luộc củ cải trắng thái nhỏ
- Thêm mật ong và đường phèn đun tiếp 2 phút
- Ăn củ cải mỗi ngày 2 lần
Thuốc chữa viêm phế quản sử dụng loại nào?
Thuốc giảm đau và chống viêm
Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm như acetaminophen và ibuprofen được sử dụng để làm giảm các triệu chứng như sốt và đau liên quan đến viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.
Điều quan trọng cần lưu ý là những người mắc bệnh hen suyễn không nên dùng ibuprofen hoặc bất kỳ loại thuốc chống viêm không steroid nào khác chẳng hạn như aspirin, naproxen, nimesulide.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetylcystein, bromhexin hoặc ambroxol, giúp giảm ho hiệu quả bằng cách giảm độ nhớt, làm cho chất nhầy tiết ra nhiều hơn và do đó dễ dàng loại bỏ hơn
Ngoài ra thuốc kháng sinh chỉ được kê đơn nếu có nguy cơ bị viêm phổi. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp trẻ sinh non, người già, người có tiền sử bệnh tim, phổi, thận hoặc gan, với một hệ thống miễn dịch yếu hoặc những người bị xơ nang
Thuốc giãn phế quản
Thông thường, thuốc giãn phế quản được dùng trong trường hợp viêm mãn tính, khi điều trị liên tục hoặc trong đợt cấp và trong một số trường hợp viêm cấp tính.
Những loại thuốc này được sử dụng thông qua một ống hít và hoạt động bằng cách thư giãn cơ của đường thở từ đó giúp giảm đau ngực và ho, tạo điều kiện cho thở dễ dàng hơn.
Một số ví dụ về thuốc giãn phế quản được sử dụng trong điều trị viêm phế quản là salbutamol, salmeterol, formoterol hoặc ipratropium bromide. Ngoài ra, những loại thuốc này có thể được sử dụng bằng cách phun sương, đặc biệt là ở người già hoặc những người bị suy giảm khả năng hô hấp
Trong một số tình huống, bác sĩ có thể kê toa corticosteroid làm giảm viêm và kích thích ở phổi.

Cách bấm huyệt chữa viêm phế quản
Bấm huyệt là phương pháp sử dụng lực để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể giải phóng khí và tuần hoàn máu tốt hơn. Người bị viêm phế quản khi được bấm huyệt sẽ cảm thấy thỏa mái, dễ chịu hơn.
Trước khi thực hiện bấm huyệt thì cần xoa bóp vùng ngực trước để thư giãn các cơ và dây thần kinh quanh phổi. Đặt bàn tay giữa ngực rồi xoa theo chiều kim đồng hồ trong 2 phút giúp làm ấm ngực. Tiếp theo vỗ ngực để máu lưu thông dễ dàng hơn.
Để trị viêm phế quản bằng bấm huyệt đạt hiệu quả thì cần xác định chính xác các huyệt vị bao gồm huyệt đản trung, huyệt đại chùy, huyệt phế du, huyệt tam túc lý, huyệt phong long, huyệt thiên đột, huyệt toàn cơ và huyệt quan nguyên.
Khi xác định được vị trí của các huyệt này, bạn ấn nhẹ và day trong 2 phút sẽ có tác dụng cải thiện lưu thông máu, tiêu đờm, giảm đau họng, lưu thông đường thở, trị hen suyễn…
Chữa viêm phế quản bằng thuốc nam và thuốc dân gian cần lưu ý gì?
Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản:
- Trong quá trình áp dụng thì cần kiên trì, sử dụng đúng liều lượng, không bỏ giữa chứng. Hiệu quả của bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người
- Nếu áp dụng những bài thuốc này mà không đạt được hiệu quả như mong muốn thì cần đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị theo phác đồ phù hợp
- Làm sạch các nguyên liệu thật kỹ trước khi điều chế để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, thuốc trừ sâu…
- Chú ý thay đổi chế độ ăn uống khoa học, chú trọng cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể đồng thời bổ sung nhiều nước giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Kết hợp chế độ tập thể dục, thể thao đều đặn cải thiện sức khỏe tổng thể
- Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc nơi đông người…
>>>Xem thêm: Viêm phế quản nên ăn gì?
Trên đây là một số bài thuốc dân gian và cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng bài thuốc nam lành tính, hiệu quả. Ngoài ra người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc, bấm huyệt để bệnh nhanh khỏi.