Tiêm sinh học là một trong những phương pháp chữa vảy nến phổ biến nhất hiện nay. Đây là cách điều trị khá hiệu quả nhưng gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu không hiểu sâu về thuốc cũng như cách dùng. Vậy có nên chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Tiêm sinh học là gì?
Tiêm sinh học là một phương pháp sử dụng thuốc sinh học ở dạng tiêm đưa vào cơ thể bệnh nhân vảy nến để điều trị và phòng ngừa bệnh.
Các loại thuốc sinh học này được nghiên cứu và sản xuất từ các tế bào sống khỏe mạnh của cơ thể người hoặc động vật, được nghiên cứu và nuôi cấy ở một điều kiện thích hợp trong phòng thí nghiệm.
Mỗi một loại thuốc sinh học, được điều chế bởi các hãng dược khác nhau thì đều có những nguyên tắc hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đều nhắm đến một loại protein có trong hệ miễn dịch – có tên Cytokine.
Nếu là một cơ thể người bình thường, không mắc bệnh vảy nến thì Cytokine có nhiệm vụ phát hiện và bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố gây hại như virus, vi khuẩn, chất độc…
Nhưng nếu mắc bệnh vảy nến, Cytokine sẽ liên tục được sinh ra và làm cho các tình trạng viêm nhiễm kéo dài, luôn xảy ra các phản ứng trong hệ miễn dịch. Điều này làm da liên tục bị tổn thương, đau rát, ngứa ngáy và bong tróc.
Khi sử dụng phương pháp tiêm sinh học, các loại thuốc này sẽ vào trực tiếp cơ thể, tấn công các Cytokine, ngăn chặn chúng được sinh ra, điều hòa hệ thống miễn dịch, từ đó chữa vảy nến.
Ngoài ra một số loại thuốc sinh học chữa vảy nến bằng cách tấn công vào các tế bào Lympho T trong hệ thống miễn dịch, giúp sửa chữa các tín hiệu sai lệch – tiêu diệt tế bào biểu bì, từ đó khỏi bệnh.
Một số loại thuốc tiêm sinh học phổ biến
Có rất nhiều loại thuốc tiêm sinh học phổ biến trên thị trường, sau đây sẽ là một số loại thuốc được đánh giá cao bởi bệnh nhân và chuyên gia.
Infliximab
Là loại thuốc thuộc nhóm ức chế TNF, có tác dụng mạnh mẽ tới các triệu chứng cấp tính của vảy nến như: mủ, chảy máu, vảy nến khớp, vảy nến lan rộng toàn thân…
Đây là loại thuốc có công dụng cực nhanh, chỉ sau 1 tuần uống, bệnh nhân có thể khống chế được các triệu chứng nguy hiểm.
Công dụng càng nhiều thì rủi ro càng lớn, Infliximab lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, suy tim, viêm gan, lao phổi… Đặc biệt khi dùng thuốc còn gây ra phản ứng kháng Infliximab, khiến bệnh nhân khi tái phát vảy nến sẽ dùng liều cao hơn hoặc đổi thuốc.
Alefacept
Alefacept là một loại thuốc tiêm sinh học được nhiều bệnh nhân vảy nến lựa chọn vì tác dụng lâu dài và ít tác dụng phụ. Đây là loại thuốc được kê đơn và chỉ định cho các trường hợp vảy nến giai đoạn vừa hoặc mãn tính.
Một số tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp khi sử dụng thuốc bao gồm: ngứa da, mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm phổi thậm chí là nhiễm trùng đường hô hấp, suy gan, thận, giảm bạch cầu…
Efalizumab
Đây là loại thuốc được nghiên cứu cho nhóm đối tượng vảy nến nặng, mãn tính và không thể sử dụng nhóm thuốc ức chế TNF.
Các triệu chứng như sốt, lạnh, mệt mỏi, đau đầu sẽ thường xuyên diễn ra trong quá trình sử dụng thuốc. Theo nhiều phản hồi của bệnh nhân ghi lại thì khi dùng Efalizumab bệnh của họ còn bùng phát dữ dội hơn trong lần tái phát sau. Vì vậy, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn loại thuốc này để điều trị.
Có nên chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học?
Ưu điểm của phương pháp tiêm sinh học
Phương pháp tiêm sinh học có rất nhiều lợi ích hấp dẫn, khiến người bệnh vảy nến luôn cân nhắc sử dụng khi mắc bệnh:
- Cải thiện rõ rệt các triệu chứng như viêm, ngứa, bong tróc da, chảy máu… trong một thời gian rất ngắn, chỉ từ 1-2 tuần điều trị
- Rất phù hợp điều trị các trường hợp vảy nến mãn tính, diễn biến tăng nặng.
- Giúp hỗ trợ giảm viêm khớp – biến chứng thường gặp ở bệnh nhân vảy nến
Nhược điểm của phương pháp tiêm sinh học
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi bật khi điều trị bệnh vảy nến, nhưng các nhược điểm sau đây cũng khiến các bệnh nhân dè dặt khi lựa chọn.
Khi dùng thuốc dạng này, nhẹ thì bệnh nhân sẽ ngứa, sưng, đỏ ở một số vùng trên cơ thể, hay mắc các bệnh vặt. Nặng thì ảnh hưởng tới gan, thận, hô hấp, tiết niệu, nhiễm trùng thường xuyên.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tiêm sinh học rất rõ ràng. Việc sử dụng thuốc hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh, mức độ bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Khi dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Và khi có bất thường nào xảy ra nên báo ngay với bác sĩ điều trị để được điều chỉnh và thay thế thuốc kịp thời.
Một số lưu ý khi tiêm sinh học
Trước khi dùng thuốc:
- Làm đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu để xác định loại thuốc phù hợp.
- Thử thai: tất cả các loại thuốc sinh học đều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, các mẹ bầu không nên sử dụng. Nếu phát hiện có thai phải sử dụng ngay các phương pháp điều trị an toàn khác.
- Xác định tinh thần: khi uống thuốc chắc chắn sẽ có các phản ứng phu không mong muốn. Vì vậy, khi điều trị nên tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định y khoa.
Trong và sau khi dùng thuốc:
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe, trà…, chúng có thể hạn chế tác dụng của thuốc và gia tăng các phản ứng phụ.
- Thường xuyên chăm sóc da: vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng các sản phẩm phù hợp, thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để hạn chế da khô, bong tróc.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và luyện tập điều độ, khoa học. Thói quen này sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại các phản ứng viêm.
Tiêm sinh học là một phương pháp điều trị vảy nến khoa học và hiệu quả. Mặc dù có rất nhiều tác dụng phụ nhưng nếu bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, bệnh tình sẽ sớm được ổn định.