Lá lốt là loại rau gia vị được sử dụng để chế biến món ăn trong nhà bếp. Bên cạnh đó, lá lốt cũng được sử dụng nhiều trong chữa trị các bệnh về da liễu bởi tính kháng viêm tốt. Vậy chữa vảy nến bằng lá lốt có hiệu quả? Cách thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cách chữa vảy nến bằng lá lốt hiệu quả nhanh
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng lá lốt trong nhiều món ăn đem lại hương vị thơm ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe như chả lá lốt, bò cuốn lá lốt và lá lốt nấu cà,…Ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm như trên, lá lốt còn biết đến là thảo dược chữa trị các bệnh đặc biệt là bệnh về da liễu bao gồm cả bệnh vảy nến. Sở dĩ người ta áp dụng được cách chữa vảy nến bằng lá lốt được là nhờ trong loại lá này có chứa các chất như:
- Hợp chất Alkaloid: Đây là loại hợp chất acid amin có tác dụng ngăn ngừa dị ứng, giảm tình trạng ngứa. Ngoài ra, hợp chất này còn có vai trò kháng viêm, giảm sưng, tăng độ đàn hồi cho da.
- Hợp chất B-caryophyllene và Benzyl Axetat: Hợp chất này có công dụng dưỡng ẩm cực tốt, giúp dịu nhẹ vùng da tổn thương, giảm tình trạng rát, ngứa hay nứt nẻ trên da.
- Các loại vitamin A, E, C: Trong lá lốt có chứa các loại vitamin giúp kháng khuẩn tốt, hạn chế tình trạng lan rộng kích thước các mảng vảy nến.
Ngoài ra, trong Đông Y, lá lốt được coi là thảo dược có tính ấm nóng giúp người bệnh cải thiện được triệu chứng đau rát do ngứa đồng thời tăng khả năng sát khuẩn, tiêu sưng hiệu quả.
Ngoài các cách chữa vảy nến bằng lá lốt, hiện nay bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên điều trị bằng phương pháp uvb bởi độ an toàn và hiệu quả cao. Để hiểu rõ hơn phương pháp này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết: Điều trị vảy nến bằng uvb có hiệu quả?.
Bài thuốc sử dụng lá lốt tươi
Nguyên liệu: Lá lốt (10 nhánh bao gồm cả rễ), nước sạch (2000ml).
Cách dùng: Lá lốt đem rửa sạch bao gồm cả rễ và cành. Sau đó, cho lá lốt đã rửa sạch vào nồi, thêm nước sạch (2 lít). Tiến hành đun sôi và chờ thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Khi nước ấm, người bệnh có thể sử dụng để tắm và tráng lại bằng nước lã. Sau khi tắm xong, người bệnh cần chú ý lau khô toàn thân rồi mới mặc đồ để tránh cảm lạnh. Sử dụng trong khoảng 1 tháng để thấy công dụng của lá lốt.
Bài thuốc sử dụng lá lốt khô
Ngoài cách chữa vảy nến bằng lá lốt tươi, lá lốt khô cũng có nhiều công dụng tốt.
Nguyên liệu: Lá lốt, nước sạch.
Cách dùng: Lá lốt đem rửa sạch và phơi khô. Sau đó, tiến hành nấu như phương pháp trên. Sử dụng loại nước này để tắm liên tục trong khoảng 30 ngày sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc sử dụng bã lá lốt
Lá lốt được sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến theo cách sau:
Nguyên liệu: Lá lốt tươi (15 lá), muối tinh sạch.
Cách dùng: Lá lốt được đem rửa sạch sau đó để ráo nước. Tiến hành giã nát cùng muối (15g) và bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Sử dụng gạc, bông y tế để băng cố định vết đắp. Giữ nguyên khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước sạch, ấm.
Hầu hết, các cách chữa vảy nến bằng lá lốt đều có các ưu nhược điểm riêng. Vì lẽ đó, người bệnh cần chú ý để lựa chọn sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Chữa vảy nến bằng lá trầu không
Cũng giống như các cách chữa bằng lá lốt, lá trầu không được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng bởi tác dụng sát khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm cực tốt. Đặc biệt, lá trầu không còn giúp vết thương do bệnh vảy nến nhanh chóng hồi phục. Sau đây là một số cách chữa vảy nến bằng lá trầu không người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc kết hợp lá bèo và lá trầu không
Nguyên liệu: Lá bèo hoa dâu, lá trầu không.
Cách dùng: Rửa sạch lá trầu không và lá bèo sau đó cho vào nồi đun sôi với nước (2000 ml). Đun kỹ khoảng 15 phút và tiến hành tắt bếp, giữ lại nước cốt. Dùng hỗn hợp nước trên tiến xoa nhẹ nhàng lên mảng da bị vảy nến. Để nguyên 30 phút và rửa lại với nước sạch. Để có công dụng tốt nhất, người bệnh nên sử dụng trong một thời gian (15 ngày).
Bài thuốc chữa vảy nến bằng lá trầu không và dầu dừa
Bài thuốc này có công dụng tốt như cung cấp độ ẩm, giảm mức độ tăng sinh của các tế bào biểu mô.
Nguyên liệu: Lá Trầu không, dầu dừa.
Cách dùng: Tiến hành lấy lá trầu không đã được rửa sạch và giã nhuyễn sau đó chắt lấy nước, bỏ bã. Sử dụng dầu dừa (vài giọt) cho vào nước cốt lá trầu không và trộn đều tạo hỗn hợp. Cuối cùng, người bệnh bôi trực tiếp hỗn hợp trên lên da bị vảy nến, giữ nguyên vết bôi trong khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước.
Để chữa trị bệnh vảy nến hiệu quả khi sử dụng các bài thuốc lá trầu không, người bệnh cần kiên trì trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và chế độ luyện tập hàng ngày.
Lá muồng trâu trị vảy nến
Lá muồng trâu có nguồn gốc từ Nam mỹ và được du nhập vào Việt Nam từ lâu. Theo y học cổ truyền, đây là loại thảo dược có tính ấm, vị nồng thích hợp cho chữa trị các bệnh ngoài da đặc biệt là bệnh vảy nến. Công dụng chính của loại cây này như tiêm viêm, kháng các loại vi trùng như nấm và vi khuẩn,…Tuy vậy, một số đối tượng mắc vảy nến được khuyên không nên sử dụng lá muồng trâu bởi một số tác dụng không mong muốn gây kích ứng như phụ nữ đang mang bầu và trẻ nhỏ.
Bài thuốc đắp bã lá muồng trâu
Nguyên liệu: Lá muồng trâu, muối ăn.
Cách dùng: Ban đầu, lá muồng trâu đem rửa và ngâm với nước muối loãng. Sau khi rửa sạch đem vớt ra cho ráo bớt nước. Tiến hành lấy lá muồng trâu trên đem giã và giữ lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt đắp trực tiếp lên vùng vết thương, đợi 15 phút và rửa bằng nước.
Bài thuốc sử dụng lá muồng trâu kết hợp bồ kết
Nguyên liệu: Lá muồng trâu, bồ kết.
Cách dùng: Rửa sạch lá muồng trâu và để ráo nước. Bồ kết cũng rửa sạch, cắt nhỏ thành từng đoạn 2cm và cho vào nồi đun với nước (3 lít). Đun sôi khoảng 15 phút, cho thêm lá muồng trâu đã rửa vào nồi. Cuối cùng, đun kĩ hỗn hợp nước lá và để nguội, người bệnh sử dụng nước này để rửa hoặc tắm.
Các phương pháp sử dụng lá muồng trâu chữa vảy nến đều cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, các cách này chỉ phù hợp để chữa trị bệnh khi còn ở giai đoạn nhẹ. Đối với giai đoạn nặng, khi sử dụng lá muồng trâu có thể khiến bệnh không thuyên giảm mà còn biến chứng nặng hơn.
Trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề “chữa vảy nến bằng lá lốt”, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người mắc bệnh này cũng như những đối tượng nào nên sử dụng để chữa bệnh. Nếu bạn đang mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ cũng như việc sử dụng quá nhiều phương pháp khác nhau mà không khỏi thì bạn có thể sử dụng những bài thuốc trên để điều trị bệnh cho mình. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.