Nhiều người bệnh dùng mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh như ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Vậy thực hư phương pháp này là như thế nào? Nó có thực sự hiệu quả, tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày đang ngày một phổ biến. Những người mắc bệnh đều thường xuyên cảm thấy khó chịu, đầy bụng, ợ chua, buồn nôn,… Điều này xuất phát từ việc dư thừa axit ở trong dạ dày và có tình trạng trào ngược lên thực quản. Đồng thời, đẩy các vi khuẩn có hại làm việc loét niêm mạc, viêm thanh quản, viêm họng… Chính vì vậy, điều trị sớm là điều kiện tiên quyết, nhanh chóng và cần thiết.
Mặc dù y học hiện đại rất phát triển, nhưng tại Việt Nam, các phương pháp dân gian chữa bệnh dạ dày vẫn được nhiều người áp dụng. Theo y học cổ truyền, loại lá này mang vị cay, tính ấm, đem lại nhiều công dụng trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, giảm lượng axit tồn đọng trong dạ dày.
Ngoài ra, nghiên cứu y khoa hiện đại cho thấy, lá trầu chứa hợp chất tanin – Một thành phần quan trọng giúp làm lành những vết thương và vết loét trong dạ dày. Bên cạnh đó, tanin còn có công dụng là cân bằng độ pH dạ dày, góp phần tiêu diệt các gốc tự do và hạn chế sự phát triển của chúng, làm giảm đi những cơn trào ngược khó chịu.
Nghiên cứu của bộ môn Ký sinh – Trường ĐH Y Hà Nội năm 1956 chỉ ra trong trầu không chứa hoạt chất Eugenol với khả năng kháng khuẩn cực mạnh. Chúng có thể chống lại những loại vi khuẩn như tụ cầu, Subtilis, Coli,… Đây đều là những khuẩn gây hại cho dạ dày.
Tuy nhiên, chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không hiệu quả đến đâu còn cần phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh thực tế. Nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp này sẽ phù hợp hơn với người bệnh trào ngược ở thể nhẹ, còn thể nặng có thể phải kết hợp với những cách điều trị khác. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng và cách sử dụng đúng đắn nhất.
Những mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Sau đây là một số mẹo phổ biến được nhiều người bệnh áp dụng:
Nước lá trầu không
Chuẩn bị:
- Khoảng 4 – 6 lá
- Nước lọc
Cách làm:
- Bạn nhặt và rửa sạch lá trầu không, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho lá trầu vào ấm rồi đổ thêm nước, đun trong vòng 15 phút.
- Đợi nước lá trầu nguội thì rót ra cốc và bắt đầu uống. Bạn nên uống từ từ từng ngụm nhỏ để nước thuốc thẩm thấu dần vào cơ thể.
- Sử dụng đều đặn 1 cốc mỗi ngày sau bữa ăn trưa khoảng 1h đồng hồ đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.
Đắp lá trầu không
Chuẩn bị:
- 10 lá trầu không
- 1 ít muối ăn
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không rồi vớt ra cho ráo nước.
- Giã nhuyễn lá trầu và lượng muối đã chuẩn bị.
- Đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng bụng trong vòng 20 phút. Trong khi đắp, bạn nên làm động tác xoa nhẹ bụng sẽ có ích giảm triệu chứng khó tiêu hay trào ngược.
- Kiên trì thực hiện cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không này mỗi tuần 2 – 3 lần sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
Ăn lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Chuẩn bị:
- 2 lá trầu không
Cách làm:
- Bạn nên lựa chọn những lá trầu non để ăn sẽ không bị chát và nhiều vị nồng.
- Rửa sạch rồi ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn của nguyên liệu.
- Vớt lên để ráo nước.
- Nhai nát lá trong miệng mỗi ngày sẽ là biện pháp tích cực để cải thiện các dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên, vị cay của loại lá này không phải ai cũng có thể thích nghi được. Người bệnh nên cân nhắc phương pháp này, kẻo không ăn được sẽ ảnh hưởng xấu tới tiến trình trị bệnh.
Những điều cần chú ý khi dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Dù mới phát hiện căn bệnh này ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh cũng nên chữa trị sớm để không làm tình trạng bệnh xấu đi và có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Để chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không hiệu quả, mọi người hãy lưu ý một số điểm sau đây:
- Sử dụng các mẹo dân gian chữa bệnh thường đem lại tác dụng chậm, kể cả lá trầu không cũng vậy. Chính vì vậy, bạn hãy kiên trì trong một khoảng thời gian để nhận những tiến triển tích cực.
- Chia nhỏ các bữa ăn giúp cho người bệnh tiêu hoá tốt hơn, hạn chế tình trạng để bụng quá đói hoặc quá no.
- Hạn chế các loại thực phẩm tăng tiết dịch axit, đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng,… có khả năng cao gây đầy bụng, khó tiêu.
- Kiêng bia rượu, thuốc lá, trà, cafe và nhiều chất kích thích có hại khác.
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết là cách giúp bạn tăng cường sức khoẻ tổng thể, nâng cao sức đề kháng. Nhưng lưu ý không ăn nhiều trái cây có vị chua nhé!
- Thay đổi những thói quen sinh hoạt không phù hợp khi bị bệnh.
- Tập thể dục thể thao và vận động hợp lý.
- Tráng mang vang đồ vật nặng, lao động quá sức sẽ làm chứng trào ngược tái phát thường xuyên.
- Lựa chọn những loại trang phục thoải mái, không bó chặt phần bụng gây ảnh hưởng tới dạ dày.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc rất có ích cho quá trình phục hồi.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui tươi, không nên căng thẳng, stress quá nhiều.
- Nếu đang trong quá trình điều trị cùng bác sĩ, cần chủ động theo dõi sức khoẻ của mình và đi khám đúng hẹn. Nếu có dấu hiệu nào bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ chuyên môn để có phương án xử lý kịp thời.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không – Chủ đề này đã được tổng hợp nhiều thông tin cần thiết trong bài viết trên. Hy vọng những kiến thức được truyền tải mang lại nhiều lợi ích cho những bạn đọc. Chúc mọi người luôn vui vẻ và mạnh mẽ vượt qua mọi bệnh tật!