Cổ họng xuất hiện nhiều đờm khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, đau rát cổ họng, khó thở. Đờm cũng khiến cho việc ăn uống của bạn trở nên khó khăn. Cảm giác ăn không ngon miệng, thường xuyên mệt mỏi, khó chịu. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất.
Tại sao nên khạc đờm ra khỏi cổ?
Thứ nhất: Ngăn chặn biến chứng
Đờm là một chất nhầy đặc. Khi nó tồn tại lâu trong cổ họng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân có hại khác khu trú ở cổ họng. Dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp với các căn bệnh nguy hiểm như: Hen suyễn, viêm họng, viêm xoang mũi, viêm phổi,…
Thứ 2: Giảm nguy cơ ung thư
Nếu cổ họng có nhiều đờm mà không loại bỏ kịp thời sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Chúng không ngừng tấn công làm hoại tử các tế bào niêm mạc các bộ phận thuộc cơ quan hô hấp. Tình trạng này kéo dài sẽ di căn thành các bệnh ung thư. Có thể đe dọa đến tính mạng. Điển hình như bệnh ung thư vòm họng, ung thư phổi,….
Thứ 3: Giúp bệnh nhân dễ thở hơn
Tai-mũi-họng là các bộ phận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, đờm rãi tồn đọng nhiều ở cổ họng sẽ cản trở sự hô hấp của mọi người. Dẫn đến việc hít thở khó khăn, cơ thể suy nhược, khiến cho người bệnh ăn không ngon ngủ không yên. Do đó, khạc đờm ra khỏi cổ là việc làm rất cần thiết.
Cách khạc đờm ra khỏi cổ cho người lớn
Khi áp dụng cách khạc đờm ra khỏi cổ, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Không được ăn no trước khi khạc đờm
- Đảm bảo trong miệng không có bất kỳ thực phẩm nào. Kể cả là nước uống.
- Cần phải đảm bảo vấn đề vệ sinh khi khạc đờm. Khạc đờm đúng chỗ. Sau đó, dùng xà phòng để rửa tay sau khi khạc đờm.
Hướng dẫn cách khạc đờm ra khỏi cổ bằng cách tự nhiên
- Bước 1: Người bệnh khép miệng lại, kéo đờm xuống họng bằng cách hít thở chậm bằng đường mũi.
- Bước 2: Dùng cơ mặt phía sau cổ họng để uốn lưỡi thành hình chữ U. Thao tác này sẽ ngăn cản dịch nhầy chảy về phía trước.
- Bước 3: Sau khi cảm thấy họng đã chứa đầy đờm. Người bệnh cúi xuống, khạc đờm ra ngoài.
Khạc đờm ra ngoài bằng cách ho
- Bước 1: Hít thở sâu
- Bước 2: Giữ hơi thở trong khoảng 3 giây
- Bước 3: Hóp bụng để đẩy mạnh không khí ra ngoài. Ho nhẹ đủ cho đờm có thể thoát ra ngoài. Chú ý không ho mạnh. Tránh tình trạng bị rát họng sau khi khạc đờm.
Khạc đờm ra ngoài bằng kỹ thuật ho Huff
Kỹ thuật ho Huff là cách khạc đờm ra khỏi cổ thường được áp dụng trong trường hợp bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Do đó, nếu cổ họng của bạn có nhiều đờm thì có thể áp dụng kỹ thuật này để cải thiện tình trạng.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chọn cho mình tư thế ngồi thoải mái nhất, đầu hơi nghiêng một chút
- Bước 2: Dùng miệng hít một hơi sâu nhất có thể.
- Bước 3: Thổi không khí ra ngoài với 3 hơi thở bằng cách dùng cơ bụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể co cơ bụng lại để ho 3 lần. Các tiếng ho nhỏ và ngắn. Như một bước đệm để đờm được đẩy lên cao trong đường thở. Giúp bạn tống đờm ra ngoài bằng lần ho cuối
Khạc đờm bằng kỹ thuật thở
Phương pháp thứ nhất: Thở chúm môi
- Với cách khạc đờm ra khỏi cổ này, bệnh nhân ngồi một cách tự nhiên, cổ vai-gáy thả lỏng.
- Hít vào chậm bằng đường mũi
- Hai môi chúm lại giống như huýt sáo. Sau đó thở ra chậm rãi bằng đường miệng. Tốc độ thở ra nhanh gấp đôi lần tốc độ hít vào.
Phương pháp 2: Thở cơ hoành
- Bệnh nhân nằm xuống mặt phẳng, hai tay đặt lên bụng.
- Hít vào chậm bằng đường mũi. Cố gắng cho bụng phình lên.
- Hóp bụng lại và dùng hết sức để thở ra bằng miệng. Thở ra chậm rãi hơn hơn 2 lần khi hít vào.
Trong trường hợp chị em phụ nữ mang thai bị ho có đờm thì cũng cần đặc biệt chú ý. Đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy xem ngay bài viết bà bầu bị ho có đờm để xác định nguyên nhân, cách điều trị và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi một cách an toàn.
Cách khạc đờm ra khỏi cổ cho trẻ em
Đối với trẻ em còn nhỏ tử 3 tuổi trở xuống không thể áp dụng theo cách khạc đờm ra khỏi cổ như với người lớn. Nếu bé bị đờm ở họng, các bậc phụ huynh hãy giúp bé khạc đờm ra ngoài bằng những cách dưới đây:
Vỗ rung long đờm
Vỗ rung long đờm là phương pháp trị liệu vật lý. Nhằm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí. Trước khi áp dụng, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo thực hiện đúng thao tác. Tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Các bước thực hiện:
- Thông vùng mũi họng cho trẻ
- Giúp trẻ xì mũi
- Hướng dẫn trẻ cách chặn gốc lưỡi
- Cuối cùng là tăng cường luồng khí thở ra bằng kỹ thuật AFE
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể giúp trẻ khạc đờm ra khỏi cổ bằng cách vỗ lưng tương ứng với vị trí phổi của bé. Điều này sẽ giúp máu lưu thông và long đờm hiệu quả.
Cách thực hiện
- Cho trẻ nằm nghiêng hoặc có thể ngồi với tư thế đầu hơi cúi. Nếu trẻ còn nhỏ thì phụ huynh có thể bế vác bé trên vai để thực hiện.
- Người thực hiện khum bàn tay lại, 5 ngón tay khép chặt lại.
- Dùng lực bàn tay để vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ. Vỗ từ phần nửa lưng trên trở lên.
- Thực hiện 10-15 mỗi lần.
Dùng dụng cụ hút mũi
Phương pháp này thường được áp dụng với các bé dưới 2 tuổi. Hoặc với những bé chưa biết cách khạc đờm ra khỏi cổ. Được sử dụng khi bé thở có tiếng khò khè, tiếng rít trong phổi. Đờm đặc quánh, vàng hoặc xanh lá,….
Khi thực hiện phụ huynh cần chú ý: Thao tác nhẹ nhàng và quan sát phản ứng của trẻ. Tránh hút quá mạnh hoặc quá sâu trong mũi sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.
Cách thực hiện
Phụ huynh đưa ống hút mũi vào mũi của trẻ. Dùng lực để hút đờm từ mũi vào ống hút. Khi ống đã đầy đờm rồi thì dừng lại. Mở ống hút ra, bỏ đờm rãi đi rồi vệ sinh dụng cụ hút. Thực hiện ngày 2-3 lần mỗi ngày.
Sau khi hút mũi cho trẻ, phụ huynh vệ sinh hốc mũi và khoang miệng trẻ bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý. Trong trường hợp áp dụng phương pháp này liên tục 3-4 ngày mà đờm không có biểu hiện suy giảm. Phụ huynh không nên áp dụng phương pháp nữa mà hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là một số cách khạc đờm ra khỏi cổ an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Hy vọng đã mang lại cho mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!