Bên cạnh những toa thuốc đặc trị, người bệnh nên kết hợp áp dụng những cách chữa viêm họng tại nhà để giúp tăng hiệu quả điều trị và dễ dàng kiểm soát diễn biến bệnh. Đây đều là những phương pháp dễ thực hiện, ít tốn kém và không kén đối tượng. Để biết rõ hơn về cách thực hiện, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau.
Cách chữa viêm họng tại nhà đơn giản
Viêm họng là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh khởi phát do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus vào lớp niêm mạc họng hoặc do các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, thời tiết, môi trường ô nhiễm,…
Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng họng, ho có đờm, khàn tiếng, mất giọng, nghẹn cổ họng,.. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa viêm họng tại nhà đơn giản như sau:
Cách chữa viêm họng bằng nước muối
Nước muối có đặc tính tiệt trùng và kháng viêm cao nên nhiều bác sĩ khuyên dùng để làm xoa dịu các cơn đau họng. Không những thế, mẹo này còn giúp tiêu đờm, giảm sưng nóng, hạn chế phát sinh các bệnh viêm thanh quản, viêm amidan,…
Để chắc chắn về độ tinh khiết của muối, người bệnh có thể đến tiệm thuốc để tìm mua nước muối sinh lý. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện cách chữa viêm họng bằng cách tự pha nước muối tại nhà theo hướng dẫn sau:
- Hòa 300ml nước với ½ muỗng muối tinh khiết.
- Khuấy tan và súc miệng trong vòng 2 phút.
- Sau đó nhổ ra, súc lại lần nữa bằng nước sạch.
- Kiên trì áp dụng biện pháp này từ 2-3 lần mỗi ngày để giảm nhanh các triệu chứng.
Cách chữa viêm họng bằng gừng
Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay nồng, được dùng để gia tăng vị giác, điều trị các bệnh viêm nhiễm, phong hàn, rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, trong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa quá trình phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Do đó, bnj hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa viêm họng bằng gừng để làm loãng đờm, giảm ho nhanh chóng.
Dưới đây là hai bài thuốc phổ biến từ gừng:
Bài thuốc 1: Kết hợp gừng và mật ong.
- Thái củ gừng tươi thành từng miếng mỏng.
- Hãm gừng trong 300ml nước sôi khoảng 20 phút rồi cho thêm 4 muỗng mật ong vào.
- Khuấy tan hỗn hợp trên rồi uống ngay khi còn ấm.
- Người bệnh có thể ăn thêm lát gừng để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc 2: Kết hợp gừng và muối
- Cắt củ gừng thành từng lát mỏng.
- Sau đó ngậm gừng chung với 1 ít muối cho đến khi hết vị cay.
- Kiên trì ngậm 3-5 lần một ngày để mang lại hiệu quả cao.
Chữa viêm họng bằng mật ong và chanh
Trong mật ong chứa nhiều axit amin, các loại vitamin và các chất chống oxy hóa. Những hoạt chất này có tác dụng làm dịu lớp niêm mạc họng, ức chế quá trình hoạt động của những vi khuẩn, virus. Ngoài ra, nguyên liệu này có đặc tính chống viêm cực mạnh, rất hữu hiệu trong việc chữa bệnh viêm họng.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C và khoáng chất trong chanh giúp giảm ho, tiêu đờm và cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh. Cách chữa viêm họng bằng mật ong kết hợp với chanh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn. Dưới đây là cách thức cụ thể để pha nước chanh mật ong:
- Trước hết, người bệnh chuẩn bị mật ong rừng và chanh tươi không hạt.
- Vắt ½ quả chanh lấy nước cốt rồi hòa thêm 200ml nước ấm.
- Cho 3 muỗng mật ong vào ly, khuất tan hỗn hợp trên.
Người bệnh lưu ý uống nước chanh mật ong ngay khi còn ấm để phát huy tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, nếu dùng cho trẻ em thì các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng cam thay thế cho chanh để giảm độ chua, tăng vị ngọt, bé sẽ dễ uống hơn.
Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể
Triệu chứng điển hình của bệnh đau họng là cơn đau đi kèm cảm giác khô rát vùng họng. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên uống nhiều nước trong quá trình chữa trị. Đây là cách chữa viêm họng đơn giản đồng thời cấp nước, bù chất điện giải, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý khác.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung các loại nước ép trái cây, củ quả như cà rốt, cam, chanh,… để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại.
Cách chữa viêm họng bằng xông hơi dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp chiết xuất từ cây bạch đàn, chứa nhiều chất kháng virus, giúp ức chế quá trình hoạt động của chúng. Từ đó góp phần cải thiện các triệu chứng cảm cúm, viêm họng. Do đó, khi viêm họng gây nghẹt mũi, ho khan liên tục, người bệnh có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp để xông hơi. Luồng khí này sẽ làm thoáng hệ hô hấp, hạn chế tiết dịch nhầy trong mũi.
Dưới đây là cách chữa viêm họng bằng xông hơi khuynh diệp:
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho thêm tinh dầu vào.
- Xông hơi vùng mặt, cổ trong vòng 15 phút.
- Tiếp đó dùng tinh dầu thoa lên vùng cổ để làm dịu lớp niêm mạc, giảm ho hiệu quả.
Riêng với các bé nhỏ, phụ huynh có thể dùng tinh dầu tắm cho bé để trị viêm họng, sổ mũi, đồng thời giảm ngứa khi bị dị ứng thời tiết.
Sử dụng hành tây trị viêm họng
Hành tây là nguyên liệu dùng để kích thích vị giác, làm món ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, hành tây còn có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng hiệu quả. Do đó, áp dụng cách chữa viêm họng bằng hành tây sẽ giúp ngăn ngừa những cơn ho dai dẳng, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ bội nhiễm hô hấp.
Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm hành tây và đường phèn.
- Cắt ½ củ hành thành bốn phần rồi cho vào chén.
- Hấp hành tây với đường phèn trong vòng 15 phút.
- Sau khi chín, người bệnh chắt lấy nước uống để xoa dịu cổ họng.
- Duy trì áp dụng cách chữa viêm họng này từ 2-3 lần/ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Chữa viêm họng bằng vỏ quýt
Vỏ quýt hay còn được gọi là Trần Bì, là vị thuốc quen thuộc được nhiều người dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến đường ruột hoặc đường hô hấp. Hơn nữa, hoạt chất Alpha Terpinene và Limonene có trong nguyên liệu này có tác dụng làm loãng đờm, xoa dịu lớp niêm mạc họng.
Đặc biệt, vỏ quýt còn góp phần ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây dị ứng, từ đó cải thiện triệu chứng mất giọng, khàn tiếng, ho khan. Người bệnh có thể tham khảo cách chữa viêm họng từ vỏ quýt như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm vỏ quýt, gừng, mật ong.
- Rửa sạch vỏ quýt rồi cạo lớp vỏ bên ngoài.
- Thái mỏng gừng thành từng sợi.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào chén nhỏ rồi hòa thêm mật ong.
- Đem hỗn hợp này chưng cách thủy trong vòng 15 phút.
- Sau khi chín, người bệnh nên sử dụng luôn khi còn nóng.
Tuy nhiên, người bệnh lưu ý không nên uống đồ lạnh và nên giữ ấm họng để tăng hiệu quả điều trị và hồi phục sớm hơn.
Cách chữa viêm họng bằng cam thảo
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong cam thảo chứa nhiều axit glycyrrhizic, có công dụng ức chế quá trình tiết dịch đờm, làm thông thoáng cổ họng. Do đó, người bệnh có thể dùng cam thảo để điều chế bài thuốc trị viêm họng. Cụ thể:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 15gr cam thảo, 15gr rễ cây dâu, 10gr lá bồng bồng.
- Đun sôi tất cả nguyên liệu trên với 500ml nước rồi uống khi còn ấm.
- Duy trì uống mỗi ngày một lần để giảm nhanh các triệu chứng.
Chữa viêm họng bằng tỏi
Tỏi rất giàu Allicin nên có tính kháng viêm và chống khuẩn cực mạnh. Tuy nhiên, loại chất này chỉ xuất hiện sau khi tỏi bị nghiền nát. Hơn nữa, hai hoạt chất Diallyl Disulfide và Allyl Cysteine có khả năng làm chậm quá trình sản sinh các vi khuẩn, từ đó kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm đường họng.
Do đó, người bệnh có thể thực hiện cách chữa viêm họng bằng tỏi như sau:
- Lấy 1 củ tỏi tươi rồi đem nướng trong vòng 20 phút.
- Sau đó, bóc phần vỏ cháy đen bên ngoài và ăn trực tiếp phần thịt.
- Người bệnh nên ăn mỗi ngày một củ tỏi cho tới khi bệnh lành hẳn.
Dùng thuốc tây không kê toa
Trường hợp các cách chữa viêm họng dân gian trên không thể kiểm soát được các triệu chứng, người bệnh có thể dùng các phương thuốc không cần kê toa để cải thiện tình trạng này. Cụ thể như sau:
- Thuốc kháng Histamin H1: Thuốc được dùng nếu bệnh viêm họng gây đau nhức, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau họng: Loại thuốc điển hình trong nhóm này là Paracetamol. Thuốc có thể dùng mà không cần đến toa của bác sĩ và dùng được cho cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối tượng bị viêm gan nên điều chỉnh liều lượng cẩn thận để tránh tình trạng phát sinh tác dụng phụ gây men gan cao.
- Thuốc tiêu đờm, giảm ho: Nếu nhận thấy triệu chứng ho liên tục và ứ đọng nhiều đờm, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm ho như Dextromethorphan và Acetylcystein.
- Viên ngậm thông họng: Một số viên ngậm thảo dược cũng được dùng để giảm ho, làm thông họng như Eugica, Bảo Thanh, kẹo con tàu, Strepsil,…
Tuy những loại thuốc chữa viêm họng trên được dùng khi không cần bác sĩ kê toa nhưng người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng và tự ý thay đổi liều lượng. Liều dùng tối đa của những nhóm thuốc trên là từ 5-7 ngày. Nếu sau thời gian này, bệnh tình vẫn không chuyển biến tốt hơn, người bệnh tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
Việc dùng thuốc đúng với tình trạng bệnh sẽ giúp các triệu chứng được kiểm soát tốt hơn, từ đó nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về các loại thuốc đặc trị viêm họng và cách sử dụng, người bệnh có thể tham khảo bài viết sau: Thuốc trị viêm họng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giảm viêm họng
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến bệnh viêm họng đó là nguồn thức ăn người bệnh đã tiêu thụ mỗi ngày. Chúng có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn hoặc thuyên giảm rõ rệt. Hơn nữa, việc này không những giúp tăng hiệu quả điều trị mà còn giúp ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát.
Do đó, bên cạnh áp dụng các cách chữa viêm họng đề cập ở trên, người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống thích hợp trong thời gian điều trị. Cụ thể:
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin C như khoai lang, cam, dâu tây, chanh, quýt, bí đỏ,… để tăng cường sức đề và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
- Nên tiêu thụ các thực phẩm có tính kháng viêm, chống khuẩn cao như gừng, mật ong, nghệ, sả, thìa là,…
- Ưu tiên ăn những món ăn dễ tiêu, mềm, dạng lỏng như súp, canh, cháo,… không nên tiêu thụ những món ăn thô, cứng như bánh quy, các loại hạt,…trong quá trình chữa viêm họng
- Nên bổ sung sữa chua 1 lần/ ngày để tăng lợi khuẩn, bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại. Nhờ đó, xoa dịu cổ họng và giảm nhanh tình trạng đau rát.
- Tuyệt đối không uống đồ lạnh, thức uống có cồn như bia, rượu, cà phê và nước ngọt có gas.
- Nên uống nhiều nước lọc hoặc dùng các loại trà mật ong, cam, bạc hà,… để thay thế.
- Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ.
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Một số thói quen hằng ngày của người bệnh là tác nhân gây bệnh hoặc khiến bệnh chậm hồi phục hơn. Do đó, trong thời gian bệnh khởi phát, người bệnh nên chú ý đến một số thói quen sau trong quá trình điều trị viêm họng:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất,…
- Giữ ấm cơ thể và vùng cổ. Đặc biệt, khi trời chuyển khô và lạnh, người bệnh nên bật máy tạo ẩm để xoa dịu lớp niêm mạc mũi và họng.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên để ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus.
- Tránh tắm nước lạnh, la hét lớn, nói chuyện nhiều, hít khói bụi ô nhiễm, hút thuốc lá,.. trong thời gian điều trị.
- Vệ sinh tay trước và sau khi đi vệ sinh, trước mỗi bữa ăn và sau khi tiếp xúc với các vật thể lạ.
- Nên trồng nhiều cây xanh để hỗ trợ lọc khí, ngăn ngừa việc mắc bệnh đường hô hấp.
- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người khác, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
Trên đây là những cách chữa viêm họng tại nhà hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo và chọn một số phương pháp thích hợp nhất để áp dụng. Tuy nhiên, đừng quên lưu ý những vấn đề phát sinh trong quá trình điều trị để kịp thời thăm khám bác sĩ. Mong chúc tất cả mọi bệnh nhân đều sớm thoát khỏi chứng bệnh này, lấy lại đường hô hấp khỏe mạnh.