Trong tỏi có nhiều hoạt chất được ví như loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm. Vì thế cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi là phương pháp được nhiều người áp dụng. Vậy cách dùng tỏi chữa trào ngược thực hư ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này!
Tác dụng của tỏi trong điều trị trào ngược dạ dày
Theo đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, mùi hăng, giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol, tốt cho tim mạch và làm giảm các bệnh về đường ruột. Vì vậy, tỏi từ lâu đã được dùng để chữa một số bệnh về đường tiêu hóa. Bởi loại dược liệu tự nhiên này giúp cân bằng PH, giảm lượng axit hình thành trong dạ dày và ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày. Thêm vào đó, tỏi có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa liên quan như chứng khó tiêu, đầy bụng, nóng rát thượng vị.
Theo tây y, trong tỏi có các thành phần gồm: allicin, diallyl disulfide, cysteine, S-allyl cysteine, diallyl trisulfide, khoáng chất selenium… Trong đó, allicin trong tỏi giúp kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành tổn thương và tiêu diệt các vi khuẩn trong dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất chứa trong tỏi còn giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư thực quản ở người bệnh trào ngược.
Các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, dược liệu tự nhiên này chỉ thích hợp với những người bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ. Đối với người bệnh mức độ nặng cần được điều trị kết hợp với sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
5 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
Dưới đây là 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi dễ thực hiện đồng thời giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng:
Tỏi ngâm rượu
Sử dụng tỏi ngâm rượu giúp người bệnh dịu các cơn đau dạ dày nhanh. Ngoài ra, bình rượu tỏi còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng và ngăn ngừa ung thư tốt. Bạn hãy chuẩn bị ngay một bình tỏi ngâm rượu trong nhà với cách làm đơn giản sau:
Chuẩn bị: 200ml rượu, 10 củ tỏi, 1 hũ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Tỏi cắt đầu, bóc vỏ và đập dập
- Tiến hành bỏ tỏi vào hũ thủy tinh, đổ 200ml rượu vào.
- Ngâm rượu tỏi trong 10 ngày
- Người bệnh dùng 1 thìa rượu tỏi vào sáng và tối giúp giảm trào ngược dạ dày hiệu quả.
Tỏi và mật ong
Trong mật ong có chứa hydrogen peroxide làm lành vết thương và kháng khuẩn cao. Vì vậy, sử dụng tỏi kết hợp mật ong là cách giảm các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày khá tốt. Người bệnh thực hiện bài thuốc từ hai nguyên liệu này theo cách sau:
Chuẩn bị: 300ml mật ong, 10 củ tỏi
Cách thực hiện:
- Tỏi cắt đầu, bóc vỏ và đập dập
- Cho tỏi vào hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập tỏi
- Người bệnh ngâm hỗn hợp trong khoảng 1 tuần và sử dụng 1 thìa canh một lần vào mỗi buổi sáng và tối.
Tỏi kết hợp gừng và mật ong
Gừng và mật ong cũng là hai nguyên liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày. Bởi trong gừng có chứa oleoresin và tecpen giúp chống viêm, giảm đau thượng vị. Cách thực hiện tỏi kết hợp gừng và mật ong không hề khó, bạn có thể làm như sau:
Chuẩn bị: 3 muỗng mật ong, 3 lát gừng, 3 ánh tỏi
Cách thực hiện:
- Tỏi tươi bóc vỏ, đập dập
- Cho tỏi và gừng vào cốc, đổ thêm 200ml nước sôi và để 3 phút
- Cho mật ong vào cốc nước, khuấy đều và uống
- Người bệnh uống nước gừng mật ong và tỏi trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi đen
Tỏi đen là thành phẩm sau khi lên men tỏi trắng bằng quy trình nghiêm ngặt. Nhờ vậy, loại dược liệu này có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Hoạt chất S-Allyl cysteine trong tỏi đen giúp chống oxy hóa, tăng cường đề kháng và cải thiện vết loét khá tốt. Vì vậy, người trào ngược dạ dày dùng tỏi đen để tái tạo ổ viêm loét, giảm đau rát thương vị và đầy hơi hiệu quả. Người bệnh có thể mua tỏi đen và thực hiện theo các cách sau:
- Cách 1: Ăn trực tiếp 2 củ tỏi đen mỗi ngày.
- Cách 2: Dùng tỏi đen ngâm mật ong tương tự cách ngâm tỏi trắng.
Tinh bột nghệ và tỏi
Tinh bột nghệ giúp giảm tiết axit dịch vị và trung hòa môi trường axit trong dạ dày. Đặc biệt, tinh chất curcumin có trong tinh bột nghệ còn giúp tiêu diệt vi khuẩn HP và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Bạn có thể kết hợp tinh bột nghệ và tỏi theo cách trộn lẫn 200g tinh bột nghệ và 200g bột tỏi, mỗi ngày dùng 1 thìa hòa cùng nước ấm để uống trước khi ăn.
5 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi trên thích hợp nhất với những người bị bệnh giai đoạn nhẹ. Đối với những người trào ngược dạ dày kéo dài cần kết hợp với các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần lưu ý dùng tỏi đúng cách để đạt được hiệu quả cao và tránh những biến chứng không đáng có.
Lưu ý khi dùng tỏi điều trị trào ngược dạ dày
Trong tỏi có chứa nhiều thành phần tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi áp dụng các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi thì người bệnh cần chú ý về liều lượng và thời gian sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Không nên quá lạm dụng tỏi. Tốt nhất người bệnh nên ăn tối đa 1 củ tỏi trong một ngày.
- Nếu đang sử dụng thuốc tây điều trị trào ngược, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách kết hợp.
- Những người bị trào ngược kèm đau mắt không nên sử dụng tỏi. Bởi tỏi có thể kích thích những tổn thương mắt hiện có.
- Người bệnh cần kết hợp với thực đơn ăn uống tốt cho dạ dày như tăng cường bổ sung chất xơ và hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.
- Người bệnh có bất cứ biểu hiện bất thường nào về dạ dày, cần liên hệ với bác sĩ để điều trị kịp thời.
Trên đây là 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và lưu ý khi chữa trị. Người bệnh cần lưu ý tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, để bệnh trào ngược dạ dày nhanh khỏi bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!