Cha mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ hay bị ho khi ngủ. Bởi triệu chứng này thường ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như giờ giấc sinh hoạt của con. Vậy, tại sao trẻ hay bị tình trạng này và cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả là gì? Cha mẹ chớ chủ quan mà nên tham khảo bài viết này của chúng tôi.
Tại sao trẻ hay bị ho khi ngủ
Để lý giải cho câu hỏi tại sao trẻ hay bị ho khi ngủ, các chuyên gia nhận định:
Trẻ em thuộc nhóm đối tượng có hệ miễn dịch thấp, khả năng chống lại các tác nhân gây hại còn yếu do đó thường dễ bị ốm gây ho. Ngoài ra, một số tác động dưới đây cũng được cho là nguyên nhân khiến trẻ hay bị ho khi ngủ:
Nhiệt độ thấp
Nhiệt độ vào ban đêm hoặc cha mẹ mở điều hòa nhiệt độ thấp cũng khiến đường hô hấp của trẻ bị dị ứng gây ho.
Dị ứng môi trường
Khi ngủ trẻ cũng có thể hít phải các hạt do phấn hoa, bụi mịn,… gây ngứa cổ họng dẫn đến tình trạng ho.
Mắc hen suyễn
Trẻ hay bị ho khi ngủ cũng có thể liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ. Trẻ thường ho khúc khắc từng cơn, khó vào giấc ngủ, hay quấy đêm.
Bị xoang mũi
Khi trẻ ngủ, dịch nhầy do xoang mũi chảy xuống cuống họng gây ngứa và ho.
Viêm họng
Bệnh viêm họng cũng có thể gây ra tình trạng ho ở trẻ. Dịch nhầy gây kích ứng đường hô hấp dẫn đến tình trạng ho. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác đi kèm khi trẻ bị viêm họng: Đau họng, sưng hạch, buốt đầu, sốt mũi,…
Một số nguyên nhân khác
Theo các bác sĩ, những nguyên nhân trên có thể khiến tình trạng ho khi ngủ của trẻ kéo dài và nặng hơn nếu kết hợp với các yếu tố này: Không khí khô, đi ngủ ngay khi vừa ăn, hóc một số dị vật,…
Tóm lại, trẻ hay bị ho khi ngủ thường liên quan đến hệ miễn dịch của trẻ kém dễ bị xâm nhập bởi các tác nhân như: Yếu tố điều kiện thời tiết, dị ứng môi trường hoặc liên quan đến các bệnh về đường hô hấp.
Cách chữa ho cho bé khi ngủ an toàn
Bé bị ho khi ngủ cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ đến khám tại các phòng khám nhi uy tín. Bởi việc ho tái diễn nhiều ngày rất dễ làm trẻ mệt mỏi, xuống cân gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tham khảo cách chữa ho cho bé khi ngủ được các bác sĩ khuyên dùng:
Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ
Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Theo đó, tác dụng của việc vệ sinh bằng nước muối giúp trẻ thông thoáng đường hô hấp, giảm tắc nghẽn dịch nhầy trong khoang mũi. Đây là cách chữa ho cho bé khi ngủ an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả.
Có thể sử dụng siro ho cho trẻ
Việc cho trẻ uống siro trị ho cha mẹ nên cân nhắc. Bởi hầu hết công dụng của những sản phẩm này đều giúp trẻ long đờm và giảm ho hiệu quả. Nhưng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bởi rất có thể những sản phẩm siro trị ho mà bạn mua không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Một số siro trị ho cha mẹ có thể tự làm cho trẻ như lá hẹ hấp đường phèn, lá húng chanh chưng, gừng hấp đường phèn,… Ưu điểm của các loại thảo dược này là rất dễ tìm kiếm và rẻ tiền. Nhưng cha mẹ cần đảm bảo an toàn về nguồn gốc cũng như quy trình thực hiện.
Lựa chọn nghệ để trị ho cho trẻ
Các hợp chất tồn tại trong củ nghệ có công dụng chính là kháng khuẩn và tiêu viêm hiệu quả. Đặc biệt, nghệ rất thích hợp sử dụng làm cách chữa ho cho bé khi ngủ. Cha mẹ có thể chưng hấp nghệ tươi cùng đường phèn và chắt nước cốt cho trẻ uống. Sau vài ngày sẽ thấy tình trạng ho khi ngủ ở trẻ giảm rõ rệt.
Xoa tinh dầu tràm cho trẻ
Sử dụng tinh dầu tràm xoa cho trẻ nhỏ trước khi đi ngủ cũng là một cách chữa ho hiệu quả. Theo đó, cha mẹ nên xoa gan bàn tay, bàn chân và sống lưng cho trẻ nhằm giúp làm ấm cơ thể cải thiện ho cho bé.
Bổ sung nước cho trẻ
Cha mẹ nên bổ sung các loại nước như nước ép rau củ, nước ép trái cây cho trẻ nhằm cung cấp khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú thường xuyên và chia nhỏ các cữ bú.
Ngoài ra, khi ngủ nên kê đầu trẻ cao hơn phần cổ và ngực giúp thông thoáng đường thở và giảm ho đáng kể.
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có cách chăm sóc và cách chữa ho cho bé khi ngủ khác nhau. Việc sử dụng thuốc từ đó cũng được cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu tình trạng ho không quá nghiêm trọng trẻ sẽ được chỉ định chăm sóc tại nhà với sự giám sát của cha mẹ.
Xoay quanh vấn đề bị ho ở trẻ, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi “Trẻ bị ho khan phải làm sao?” trong thời gian gần đây. Chúng tôi đã giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây, xin mời quý độc giả đón đọc: Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan và cách phòng tránh hiệu quả.
Cách phòng tránh trẻ bị ho khi ngủ
Bên cạnh cách chữa ho cho trẻ khi ngủ, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề phòng tránh nhằm giúp trẻ không bị ho từ đó tránh được những bệnh nguy hiểm.
- Luôn giữ sạch sẽ nhà ở đặc biệt là phòng ngủ cho trẻ. Hạn chế nuôi chó mèo trong nhà bởi đây là tác nhân gây ho ở trẻ.
- Khi trẻ ngủ nên để nhiệt độ phòng 26 độ, tuyệt đối không hạ thấp bởi dễ khiến bé bị nhiễm lạnh.
- Luôn giữ ấm cơ thể tại các vị trí như: Cổ, bụng, ngực và lưng,…cho trẻ khi ngủ.
- Luôn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ trong thực đơn hàng ngày nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
- Không cho trẻ chơi đùa ngoài trời nắng nóng hoặc mưa khiến trẻ bị cảm gây ho.
- Nếu thấy trẻ bị ho khi ngủ liên tục không dứt cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.
Nếu trẻ bị ho khi ngủ cha mẹ nên chú ý quan sát kỹ tình trạng bệnh của trẻ từ đó đưa ra biện pháp chăm sóc trẻ hiệu quả. Như vậy, với bài viết này chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh có thêm những thông tin bổ ích trong cách chữa ho cho bé khi ngủ giúp con luôn khỏe mạnh. Chúc các bậc phụ huynh và các bé luôn mạnh khỏe!