Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không là thắc mắc của không ít người bệnh. Dù loại thực phẩm này sở hữu rất nhiều dinh dưỡng có ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa nhưng khi dùng sữa chua vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề như thành phần hay cách bảo quản. Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên trong bài viết này bạn nhé!
Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không?
Xuất huyết dạ dày là một triệu chứng của vấn đề viêm loét thành mạch bao tử. Người bệnh có thể nhận biết tình trạng này thông qua sự thay đổi màu sắc của phân hoặc các lợn cợn khác thường lẫn trong dịch nôn ra. Mức độ chảy máu có thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí là còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng.
Với những người gặp phải tình trạng này, chế độ dinh dưỡng và thực phẩm tiêu thụ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu hóa, sữa chua cũng là một lựa chọn được nhiều bệnh nhân tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít ý kiến thắc mắc liệu rằng bị xuất huyết dạ dày có nên ăn sữa chua hay không?
Theo các chuyên gia, sữa chua là một thực phẩm tuyệt vời sở hữu rất nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa và đủ an toàn cho những người đang bị chứng chảy máu trong bao tử.
Sữa chua có chứa gần 10 tỷ vi khuẩn tốt lactobacillus, giúp cân bằng môi trường trong dạ dày, trung hòa axit dịch vị. Không những vậy, tiêu thụ sữa chua thường xuyên còn giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau bao tử và thúc đẩy quá trình hấp thụ thức ăn thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Trong những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều các nghiên cứu chứng minh hiệu quả của loại thực phẩm này đối với sức khỏe hệ thống tiêu hóa, nổi bật nhất có thể kể đến như:
- Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Digestive Disease năm 2009 cho thấy men vi sinh trong sữa chua có tác dụng chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày và đường ruột, ngăn ngừa chứng táo bón.
- Nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Clinical Nutrition của Mỹ có kết quả cho thấy những người bị viêm loét dạ dày gây chảy máu điều trị bằng liệu pháp kết hợp thuốc và sữa chua hiệu quả gấp 4 lần so với người chỉ điều trị thông thường.
Từ những nguồn thông tin kể trên, người bệnh bị xuất huyết bao tử hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sữa chua hàng ngày, vừa ngon miệng vừa đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh!
Người bị xuất huyết dạ dày khi ăn sữa chua cần lưu ý gì?
Để đảm bảo nhận được nguyên vẹn nhất các lợi ích từ sữa chua, người bị xuất huyết bao tử nên chú ý một số vấn đề dưới đây:
Lựa chọn loại sữa chua phù hợp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua, đa dạng về cả màu sắc và mùi vị. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng loại sữa chua ít hoặc không có đường, không phụ gia hương liệu trái cây. Lý do là vì những nguyên liệu này có chứa nhiều thành phần hóa học có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Người bệnh cũng nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng và lựa chọn những loại có bổ sung canxi, lợi khuẩn, vitamin,…Một lưu ý khác là người bệnh chọn mua sữa chua được bảo quản trong môi trường đủ lạnh, tránh những loại để ở nhiệt độ thường trong thời gian dài vì chúng có nguy cơ bị biến chất rất cao.
Thời gian sử dụng sữa chua
Nếu muốn tận dụng tối đa lợi ích của sữa chua, người bệnh nên tiêu thụ vào những thời điểm sau:
- Bữa sáng: Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng ăn sữa chua vào buổi sáng rất tốt, đặc biệt với những người đang có ý định giảm cân và những người bị bệnh về dạ dày. Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua đủ để cung cấp năng lượng cho cả một buổi sáng bận rộn. Ngoài ra, tiêu thụ sữa chua vào bữa sáng giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Bữa ăn nhẹ: Chọn sữa chua làm thực đơn cho bữa xế không chỉ “an toàn” cho cân nặng mà còn giúp thúc đẩy tâm trạng thoải mái hơn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy sữa chua có tác dụng tương tự như socola, có thể khiến mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi ăn nó.
- Sau khi ăn tối: Sau khi ăn tối, người bệnh có thể lựa chọn sữa chua làm món tráng miệng, thay vì dùng bánh hay kem ngọt. Sữa chua giúp cơ thể giảm lượng cholesterol trong máu cũng như cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích dạ dày hấp thụ thức ăn hiệu quả hơn.
Bảo quản sữa chua đúng cách
Nhiều người có thói quen tích trữ sữa chua để có thể sử dụng thường xuyên mà không tốn thời gian đi đến của hàng. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo việc tích trữ đúng cách để giữ được nguyên vẹn các lợi khuẩn có trong sữa chua.
- Không để sữa chua ở cánh tủ lạnh: Sữa chua sẽ luôn được tươi ngon hơn nếu được bảo quản trong ngăn chính tủ lạnh thay vì cánh tủ. Lý do là vì khu vực này có nhiệt độ ổn định và mát mẻ hơn. Sữa chua có kết cấu rất dễ bị phá vỡ, dù chỉ là sự chênh lệch nhiệt độ nhỏ.
- Không bảo quản ở ngăn đông lạnh: Để sữa chua trong ngăn đông lạnh sẽ làm thay đổi hoàn toàn tính chất hóa học của sữa chua và giết chết các lợi khuẩn trong đó.
Sử dụng sữa chua đúng cách
- Ăn sữa chua ngay sau khi đưa nó ra khỏi ngăn mát. Không nên chờ bớt lạnh rồi mới tiêu thụ sữa chua.
- Không hâm nóng sữa chua bằng lò vi sóng trước khi sử dụng.
- Kết hợp sữa chua với các loại hoa quả tươi như nha đam, dâu tây, việt quất, mâm xôi,..hoặc các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt chia,…
- Không nên lạm dụng sữa chua, người bệnh chỉ nên ăn tối đa 1 đến 2 hộp sữa chua mỗi ngày.
- Sữa chua có thể tương tác với một số các loại thuốc như kháng sinh tetracyclin, ciprofloxacin và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (azathioprine, cyclosporine,…). Vì thế, bạn không nên dùng nó với thuốc nhé!
- Những ai bị dị ứng với sữa động vật nên thận trọng khi sử dụng sữa chua.
Bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề “Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không?”. Lựa chọn thực phẩm phù hợp góp phần rất lớn trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, lối sống và luyện tập thể dục hàng ngày.