Bệnh vảy nến là bệnh mạn tính trên da, chúng thường không gây nguy hiểm nhưng luôn khiến người bệnh khó chịu vì các triệu chứng bệnh dễ dàng tái phát. Hiện nay, có nhiều cách chữa trị bệnh như sử dụng các loại thuốc bôi, tia UVB, thuốc Đông y,…Trong đó, nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng phương pháp dân gian trong điều trị bệnh bởi mức độ an toàn. Vậy, người bị vảy nến tắm lá gì cho nhanh khỏi? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bị vảy nến tắm lá gì?
Bị vảy nến tắm lá gì là câu hỏi mà hầu hết người bệnh đều thắc mắc. Theo các chuyên gia, việc sử dụng lá để tắm để điều trị bệnh là phương pháp an toàn và tiết kiệm. Ngoài ra, lá cây cũng là các nguyên liệu dễ tìm kiếm.
Phương pháp này phù hợp với những người mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ giúp cải thiện ngứa rát một cách rõ rệt. Để có hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng thêm thuốc Tây theo chỉ định của các y bác sĩ.
Một số loại lá được các bác sĩ nhận định có khả năng chữa trị bệnh vảy nến hiệu quả như: Lá trầu không, lá lốt, lá khế, lá lược vàng,…Bằng những cách sử dụng khác nhau, các loại lá sẽ được chế biến thành dạng bột hoặc lá tươi để người bệnh có thể sử dụng thuận tiện và phù hợp nhất với thể trạng bệnh của mình.
Ngoài các thông tin về bị vảy nến tắm lá gì thì nhiều bệnh nhân cũng băn khoăn về tình trạng bệnh vảy nến móng tay. Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh vảy nến móng tay hiệu quả.
Trị vảy nến bằng lá trầu không
Các bài thuốc dân gian từ lá được các bác sĩ khuyên dùng để chữa trị bệnh vảy nến trong đó có lá trầu không. Các hợp chất có trong lá trầu không như eugenol, alkaloid, tanin,… đều có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, cung cấp độ ẩm cho da và ngăn ngừa ngứa hiệu quả. Theo y học cổ truyền, trầu không có tính ấm và vị cay nồng thích hợp trong điều trị các bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng lá trầu không cho hiệu quả tốt.
Bài thuốc sử dụng lá trầu không và lá bèo hoa dâu trị vảy nến
Nguyên liệu: Lá trầu không, bèo hoa dâu, lá rau răm, muối hạt.
Cách sử dụng: Dùng lá trầu không, lá bèo hoa dâu, lá rau răm đem rửa sạch và ngâm trực tiếp với nước muối loãng. Sau đó, vớt các loại lá trên ra và đem sắc trong nồi nước (3 lít). Đun sôi khoảng 15 phút, người bệnh hãm lấy 1 cốc nước để uống, phần còn lại dùng để tắm. Để có hiệu quả đánh bay vảy nến, người bệnh nên thực hiện liên tục 2 -3 lần/tuần trong khoảng 1 tháng.
Bài thuốc sử dụng lá trầu không và tinh chất trong dầu dừa
Hỗn hợp nguyên liệu bao gồm lá trầu không và dầu dừa được sử dụng trong điều trị các triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến như giảm ngứa, giảm bong tróc, làm mềm da.
Nguyên liệu: Lá trầu không (1 nắm), dầu dừa (20ml)
Cách sử dụng: Sử dụng lá trầu không đã rửa sạch đem giã nát sau đó nhỏ dầu dừa vào và trộn đều. Sau khi hỗn hợp đã được hòa quyện vào nhau, bệnh nhân chỉ cần lấy một lượng nhỏ đắp trực tiếp lên vùng da mắc bệnh. Giữ nguyên hỗn hợp trên da trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước ấm. Người bệnh nên thực hiện đều đặn và liên tục trong thời gian 1 tuần sẽ thấy công dụng của lá trầu không và dầu dừa.
Bài thuốc sử dụng lá trầu không và lá rau diếp cá
Trong Đông Y, lá rau diếp cá và lá bạc hà có tính ấm, khả năng kháng viêm tốt nên rất phù hợp cho điều trị các bệnh ngoài da như viêm loét da, mẩn đỏ do dị ứng. Do đó, khi kết hợp các loại lá này với lá trầu không sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh vảy nến một cách nhanh chóng nhất.
Nguyên liệu: Lá rau diếp cá, lá bạc hà, lá trầu không.
Cách sử dụng: Rửa sạch các loại lá trên với nước rồi đem ngâm nước muối loãng 5 phút. Sau đó đem hỗn hợp trên đun sôi kỹ với nước để tinh dầu của lá được hòa tan. Sau khoảng 30 phút tiến hành tắt bếp và để nước nguội bớt thì có thể sử dụng để tắm. Để đẩy lùi bệnh, bạn nên sử dụng 2 lần/tuần và liên tục trong 1 tháng.
Bài thuốc uống nước trầu không
Ngoài các bài thuốc sử dụng lá trầu không kết hợp với các loại lá khác để tắm, người bệnh có thể sử dụng loại lá này để sắc nước uống. Công dụng của bài thuốc này giúp cải thiện tình trạng bệnh từ sâu bên trong cơ thể.
Nguyên liệu: Lá trầu không.
Cách sử dụng: Tiến hành sử dụng lá trầu không sạch để hãm nước uống. Phần bã trầu không được dùng để đắp lên các vết bệnh. Dùng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy công dụng của bài thuốc.
Chữa vảy nến bằng lá khế
Lá khế được biết đến với nhiều tác dụng trong ngăn ngừa sự bong tróc của các mảng bám. Bên cạnh đó, các hợp chất trong lá khế như magie, kẽm và sắt,… còn có lợi ích giúp giảm ngứa, hạn chế chảy máu từ đó ngăn ngừa sự hình thành các vết sẹo để trên da.
Cũng theo các bác sĩ y học cổ truyền, lá khế có tính bình, vị chua và hơi chát nên thường được sử dụng để chữa trị các bệnh liên quan đến da liễu. Ngoài lá khế, người bệnh có thể sử dụng tất cả các thành phần như thân, rễ, cành của cây khế để điều trị bệnh vảy nến. Dưới đây là các bài thuốc từ lá khế được các bác sĩ da liễu khuyên nên sử dụng:
Bài thuốc chườm nóng bằng lá khế
Nguyên liệu: Lá khế, muối hạt.
Cách sử dụng: Đem rửa sạch lá khế và để cho ráo nước. Sau đó, tiến hành sao vàng lá cùng với chút muối trong khoảng 5 phút. Bỏ lá khế đã được sao vàng vào khăn sạch và đắp lên vùng da bị vảy nến ngay khi còn ấm. Cuối cùng thực hiện liên tục 2 – 3 lần trong khoảng 15 phút thì dừng. Để thấy tác dụng tốt của lá khế, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong 30 ngày liên tiếp.
Bài thuốc đắp lá khế
Nguyên liệu: Lá khế, muối hạt sạch.
Cách sử dụng: Đầu tiên, bạn đem rửa sạch lá khế với nước và tiến hành để cho ráo nước. Đem giã nát lá khế với một chút muối, sau đó sử dụng hỗn hợp vừa được giã nhuyễn đắp trực tiếp lên da tổn thương. Sau 10 phút, người bệnh đem rửa sạch với nước và để khô các vùng da tổn thương này. Sử dụng thường xuyên 2 lần/ngày, liên tiếp trong 15 ngày sẽ thấy tác dụng của bài thuốc.
Bài thuốc tắm nước lá khế
Cũng giống như lá trầu không, người bệnh cũng có thể sử dụng bài thuốc này hàng ngày để đẩy lùi tình trạng vảy nến.
Cách sử dụng: Lá khế đem rửa sạch và cho vào xoong đun nước đến khi sôi kỹ. Tiến hành tắt bếp và để nước nguội vừa đủ để tắm. Khi tắm bạn có thể dùng bã để thoa nhẹ nhàng lên các vùng da bị đau. Với bài thuốc này, người bệnh có thể sử dụng 3 lần/tuần, liên tục trong 20 ngày sẽ cho hiệu quả như mong đợi.
Việc sử dụng các loại lá để điều trị vảy nến luôn khiến người bệnh an tâm bởi mức độ an toàn mà chúng đem lại. Tuy vậy, không chỉ lá trầu không hay lá khế mà bất kì loại lá nào khác có khả năng chữa trị bệnh vảy nến thì bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề sau:
- Các loại lá cần phải đảm bảo về mức độ an toàn vệ sinh, không sử dụng các lá bị nhiễm thuốc hóa học, trừ sâu.
- Các bài thuốc trên có tác dụng từ từ nên người bệnh cần kiên trì trong quá trình sử dụng.
- Ngoài sử dụng các loại lá trên, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất kết hợp chế độ tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp.
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp liên quan đến nhiều thắc mắc của hầu hết bệnh nhân “bị vảy nến tắm lá gì”. Chúng tôi mong muốn người bệnh tích lũy được nhiều thông tin bổ ích nhằm đẩy lùi tình trạng bệnh của mình. Các bài thuốc từ lá rất an toàn nếu sử dụng đúng mục đích và đúng cách. Do đó, hãy là người thông thái trong điều trị bệnh vảy nến.