Bệnh vảy nến là căn bệnh phổ biến và gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi mắc bệnh, nhiều người chia sẻ rằng mình ngứa đến phát điên nhưng lại có người cảm thấy không hề ngứa rát. Vậy bị vảy nến có ngứa không, ngoài ngứa còn có những dấu hiệu nhận biết nào khác. Cùng tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.
Bị vảy nến có ngứa không?
Tỷ lệ người bị vảy nến phát ngứa là rất lớn, chiếm tới 80-90% số ca mắc. Vì vậy, đây được coi là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng này có xuất hiện hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, mức độ tổn thương của da, giai đoạn sớm hay muộn của bệnh…
Biểu hiện ngứa này chính là cơ chế tự nhiên của cơ thể khi chống lại các tác nhân nhiễm trùng, yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Mức độ cảnh báo sẽ được nâng dần từ ngứa, rát, đau, tương ứng với các giai đoạn tăng nặng của bệnh.
Khi bị ngứa, người bệnh rất khó chịu và thường có phản ứng gãi tại vùng da đó. Nhưng đây là hành động hoàn toàn sai lầm, khiến da tổn thương sâu hơn, ngứa nhiều hơn và kích thích bệnh lây lan nhanh hơn nữa.
Ngoài ra, việc gãi ở vùng da tổn thương còn giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể, tấn công vùng da yếu khiến người bệnh có thể bị nhiễm trùng. Lúc này việc điều trị bệnh còn phức tạp hơn rất nhiều và không có cơ hội điều trị dứt điểm.
Bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con, ông bà sang cháu với tỷ lệ không nhỏ. Vậy bị vảy nến có nên lập gia đình không, nếu có lập gia đình thì làm thế nào để hạn chế lây nhiễm. Mời quý vị tham khảo bài viết sau.
Cách giảm ngứa cho người bị vảy nến
Gãi có thể giúp người bệnh dịu ngay cơn ngứa nhưng hết đợt ngứa này sẽ nhanh chóng chuyển quá đợt ngứa khác với mức độ ngứa cao hơn. Vậy nếu không gãi thì người bệnh vảy nến nên làm gì. Hãy thử các biện pháp sau đây nhé:
Xoa nhẹ hoặc thổi vào vùng ngứa
Để làm dịu đi cơn ngứa, thay vì gãi bạn có thể xoa thật nhẹ lên vùng da bị bệnh. Nhưng trước khi chạm vào da, bạn nên rửa tay thật sạch, tránh việc đưa vi khuẩn vào vùng da đang bệnh. Nếu không muốn chạm vào da bạn có thể thổi vào vùng ngứa, cũng có cảm giác dịu đi không kém nhé!
Chườm lạnh
Khi bị vảy nến, ngoài ngứa người bệnh còn cảm thấy nóng rát vùng da. Lúc này, việc chườm một chiếc khăn lạnh sẽ làm dịu ngay các cảm giác ngứa rát. Lưu ý dùng khăn sạch, có chất liệu mềm để không làm tổn thương da. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh cũng rất tốt.
Dùng kem dưỡng ẩm
Da khô, lớp da bong tróc cũng là một trong những lý do khiến người bệnh vảy nến ngứa hơn. Vì vậy sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho da cũng góp phần giúp bạn dịu đi cơn ngứa. Tuy nhiên, người bệnh có làn da rất nhạy cảm, vì vậy khi sử dụng bất sử loại kem nào bôi da nào, hãy tham khảo trước ý kiến từ các chuyên gia.
Có chế độ ăn phù hợp
Việc ăn uống thế nào cũng góp phần giúp người bệnh vảy nến giảm ngứa và giảm tình trạng bệnh. Các loại rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm giàu omega-3 là lựa chọn tuyệt vời nhất cho những ai mắc bệnh da liễu này.
Thoa dầu dừa
Trong dầu dừa có rất nhiều tinh chất có tính kháng khuẩn, có khả năng chống viêm nhiễm và kiểm soát cơn ngứa rất tốt. Ngoài ra dầu dừa còn giúp làn da khô ráp trở nên mềm mại hơn, giúp lớp da chết dễ dàng bong ra mà không gây đau.
Người bệnh vảy nến còn thường xuyên sử dụng dầu dừa như một loại dung dịch vệ sinh da, làm sạch da và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.
Cách sử dụng dầu dừa: dùng ngày 2 lần vào sáng và tối, nếu còn tình trạng ngứa rát thì có thể bôi thêm 1-2 lần nữa trong ngày.
Vệ sinh da bằng giấm táo
Cũng giống như dầu dừa, giấm táo có tính sát khuẩn, tiêu viêm, ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Nếu sử dụng giấm táo hàng ngày, người bệnh sẽ thấy những cơn ngứa sẽ dịu đi rõ rệt.
Cách dùng giấm táo vệ sinh da như sau: pha loãng 3 thìa dấm táo với 1 thìa nước, dùng bông mềm thấm vào dung dịch và nhẹ nhàng thoa lên bề mặt da bị bệnh và rửa lại bằng nước sạch sau 10 phút.
Ngoài những biện pháp kể trên bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, làm những việc mà mình yêu thích để giải tỏa căng thẳng, lo âu. Đồng thời khi tập trung làm những điều mình thích cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng quên đi cơn ngứa.
Bệnh vảy nến còn có triệu chứng nào khác?
Ngứa là triệu chứng phổ biến của đa số các bệnh da liễu. Nhưng nếu bạn đang mắc vảy nến thì ngứa sẽ đi kèm với các triệu chứng sau:
Xuất hiện các mảng da bong tróc
Khi bị vảy nến, các lớp biểu bì của da bị tổn thương và liên tục được đào thải ra ngoài gây ra hiện tượng bóc tróc. Lớp da bong tróc thường có màu trắng, có hình như giọt nến và mọc dày đặc với nhau thành từng mảng trông rất đáng sợ.
Khi cạy lớp da trắng phía trên bạn sẽ thấy còn rất nhiều lớp da như thế nữa xếp chồng lên nhau khiến vùng da bị bệnh này trở nên dày cộm.
Da mẩn đỏ
Xung quanh vùng da bong tróc luôn có xuất hiện những vùng nổi mẩn đỏ bao quanh. Đó là vùng da đang bị tổn thương và chuẩn bị chuyển qua giai đoạn bong tróc. Nếu vùng da bong tróc càng nhiều thì vùng mẩn đỏ càng lan rộng.
Vị trí tổn thương
Vảy nến có thể lan rộng ra toàn thân nhưng những vùng có vận động nhiều, cọ xát mạnh, nhiều mồ hôi như da đầu, mông, khuỷu tay, đầu gối, chân, tay thường bị sớm hơn và nặng hơn.
Bị viêm khớp
Đa số các bệnh nhân bị vảy nến lâu năm, có mủ đều kèm theo hiện tượng viêm khớp. Các khớp xương có biểu hiện sưng, đỏ, cứng khớp như thoái hóa, nhất là khi ngủ dậy.
Trên đây là bài giải đáp bị vảy nến có ngứa không. Thực tế ngứa là triệu chứng điển hình của căn bệnh này nhưng cũng là biểu hiện của rất nhiều bệnh da liễu khác. Nếu có ngứa và kèm theo một số tình trạng vừa nêu trên, hãy nhanh chóng gặp các chuyên gia để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.