Măng được biết đến là thực phẩm có thể dùng để chế biến nhiều loại món ăn khác nhau bởi giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại. Nhưng khi bị ho có ăn măng được không? Đó là câu hỏi của rất nhiều người bệnh đang mắc chứng ho. Để giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Bị ho có ăn măng được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng là thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể con người bao gồm chất béo, canxi, sắt, vitamin B1, vitamin C, vitamin B2, photpho, đạm, carotene và chất xơ. Các dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển hóa quan trọng trong cơ thể như:
- Giúp giảm lượng cholesterol có trong máu.
- Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, duy trì các chức năng quan trọng của tim.
- Hàm lượng chất béo và calo thấp phù hợp với những người muốn giảm cân.
- Có khả năng ngăn ngừa ung thư, phá hủy các tế bào đột biến.
- Đặc tính kháng viêm hiệu quả.
- Ngăn ngừa táo bón, cải thiện tình hình bệnh trĩ.

Với những công dụng tuyệt vời trên, măng tre được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có phải ai cũng sử dụng được loại thực phẩm này? Và nếu trong trường hợp bị ho có ăn măng được không?
Câu trả lời là CÓ. Các chuyên gia nhận định: Khi bị ho, người bệnh hoàn toàn có thể ăn măng được bình thường mà không cần kiêng khem quá nhiều. Lý giải vấn đề này như sau:
- Xét trong y học cổ truyền, măng có tính hàn, vị ngọt thanh có tác dụng giải nhiệt tốt, tiêu viêm, tiêu đờm, giảm khát, giảm ho hiệu quả.
- Trong y học hiện đại, măng có khả năng kháng viêm, thanh lọc khí quản, bổ phế, tốt cho đường hô hấp của bệnh nhân.
Tuy nhiên, người bị ho thường có chế độ ăn riêng biệt để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Do đó, cũng giống như việc lựa chọn khi bị ho nên ăn trái cây gì để đảm đảm bảo sức khỏe, người bệnh cũng cần có những lưu ý nhất định khi sử dụng măng tươi. Nên sơ chế thật kỹ tránh tình trạng ngộ độc. Đồng thời, không nên sử dụng quá nhiều măng sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn về đường tiêu hóa.
Chế biến món ăn từ măng cho người bị ho
Những món ăn từ măng người bị ho nên ăn
Măng xào gừng tươi
Gừng là nguyên liệu không thể thiếu trong bếp của các gia đình Việt. Tác dụng chính của gừng như giảm ho, giảm ngứa rát đường hô hấp. Đặc biệt, chất gingerol tồn tại trong gừng giúp kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Khi kết hợp măng với gừng có tác dụng chữa ho hiệu quả.
Cách làm: Sơ chế măng bằng cách rửa và luộc thật kỹ. Tiến hành thái các miếng mỏng và xào trực tiếp với dầu vừng. Sau khi măng chín, thái gừng và nêm gia vị vừa ăn. Nên ăn khi măng còn nóng.
Măng tươi luộc
Măng tươi cần sơ chế sạch sau đó luộc kỹ. Thêm mật ong để tăng mùi vị cũng như tác dụng của măng.
Măng tre xào hẹ
Lá hẹ được sử dụng nhiều trong chữa trị ho khan, ho có đờm. Bởi trong hẹ có chứa các chất kháng sinh giúp ngừa vi khuẩn, thanh lọc đờm. Vì vậy, nhiều bệnh nhân thường xuyên sử dụng măng kết hợp lá hẹ để điều trị bệnh ho.
Cách làm: Lựa chọn măng tre sạch và tươi đem rửa và luộc kỹ. Sau đó, vớt măng rửa lại với nước lạnh để tạo độ giòn cho măng. Để ráo nước và đem xào với thịt xay, hẹ tươi. Khi chín, nêm gia vị cho phù hợp với khẩu vị.
Salad măng và dưa chuột
Món ăn đơn giản dễ làm này cực kỳ tốt cho người bị ho. Nguyên liệu chính bao gồm dưa chuột, măng tươi, mộc nhĩ, gừng, tỏi và hành lá.
Cách làm: Sơ chế và rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên. Măng thái miếng nhỏ và đem luộc chín cùng mộc nhĩ sau đó vớt ra để ráo nước. Dưa chuột sạch đem thái thành các miếng nhỏ. Hành, gừng, tỏi tiến hành băm nhuyễn. Bắc chảo lên bếp cho dầu phi thơm hỗn hợp hành, gừng và tỏi. Cho măng, mộc nhĩ, dưa chuột vào bát đổ dầu vừa phi thơm, trộn đều cùng các gia vị khác như dầu mè, đường, muối, dấm sao cho vừa ăn.
Những món ăn từ măng người bị ho không nên ăn
Giá trị dinh dưỡng của măng là không thể phủ nhận nhưng những loại thực phẩm kết hợp với măng thì chúng ta cần xem xét. Vậy những món ăn từ măng người bị ho không nên ăn là món nào?
Theo các bác sĩ, khi bị ho nên tránh các loại thực phẩm có tính hàn lạnh và tanh như thịt vịt, cá, ốc,… Và khi măng kết hợp với các loại thực phẩm này, người bệnh cũng không nên ăn.
Măng xào thịt vịt
Trong Đông Y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt tốt cho cơ thể con người. Nhưng khi cơ thể bị nhiễm lạnh gây ho người bệnh tuyệt đối không sử dụng thực phẩm này. Do đó, khi kết hợp măng xào thịt vịt sẽ khiến tình trạng ho thêm trầm trọng.
Măng xào ốc
Trong những món ăn từ măng người bị ho không nên ăn thì măng xào ốc cũng cần tránh xa. Ốc, cá hay tôm có vị tanh, tác dụng phụ gây kích ứng nên không tốt cho đường hô hấp của người bị ho. Nếu ăn những loại thực phẩm này khi đang bị ho, bệnh có thể sẽ trầm trọng hơn. Vì lẽ đó, hạn chế ăn các thực phẩm có chứa ốc, tôm hoặc cá bao gồm cả măng xào ốc nhằm bảo vệ tốt cho cơ thể.
Những ai không nên ăn măng?
Giá trị dinh dưỡng của măng là không thể phủ nhận nhưng khi cơ thể của bạn đang gặp những vấn đề dưới đây thì không nên ăn nhằm hạn chế những tác động xấu nguy hại đến sức khỏe.
Phụ nữ có bầu
Chất glucozid có chứa hàm lượng cao trong măng. Khi bà bầu tiêu thụ một lượng lớn măng, glucozid đi vào dạ dày và phân hủy thành acid gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Về lâu dài, khi sử dụng nhiều măng, mẹ bầu có thể bị ngộ độc với các dạng điển hình như buồn nôn, chóng mặt và đau bụng,…
Người mắc bệnh gout
Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn măng tre bởi hàm lượng cao acid uric có trong thực phẩm này. Đồng thời, tất cả các loại thực phẩm như măng tây, măng trúc,… người bệnh gout cũng cần tránh không nên ăn.
Trẻ ở tuổi dậy thì
Hàm lượng acid oxalic tồn tại trong măng tre gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Kẽm và Canxi. Nên khi trẻ đang trong độ tuổi dậy thì không nên sử dụng măng để tránh tình trạng còi cọc chậm phát triển.
Tóm lại, với bài viết “khi bị ho có ăn măng được không”, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho những bệnh nhân đang bị ho hoặc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Người bị ho hoàn toàn có thể ăn một số món chế biến từ măng nhưng không nên ăn quá nhiều bởi trong măng có chứa glycosid dễ gây độc cho cơ thể con người khi không chế biến kỹ.