Bệnh vảy nến có tên khoa học là Psoriasis. Bệnh gây ra tình trạng viêm da mãn tính trên cơ thể con người bao gồm các triệu chứng điển hình bao gồm da bị tróc vảy, da mẩn đỏ kèm mủ. Hầu hết người bệnh đều tự ti, khó chịu khi mắc căn bệnh này. Vậy, bệnh vảy nến là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh như thế nào? Mời độc giả tham khảo bài viết này của chúng tôi.
Bệnh vảy nến là gì?
Theo thống kê của Hiệp hội Da liễu Quốc tế, có khoảng 2 – 4% dân số trên thế giới mắc bệnh vảy nến. Trong số các bệnh về da liễu thì bệnh này đang có xu hướng gia tăng ở nước ta với tỷ lệ ca mắc lên đến 6% và độ tuổi mắc bệnh từ 25 – 55 tuổi. Bệnh được biết đến với tình trạng viêm da mạn tính có thể gặp ở bất kỳ người nào.
Theo đó, trên cơ thể người bình thường luôn có sự thay đổi và tái tạo làn da. Các lớp da cũ sẽ chết đi và thay thế vào đó là làn da mới. Nhưng với nhiều người mắc bệnh vảy nến, cơ chế trên diễn ra nhanh chóng, gấp khoảng 10 lần.
Giải thích điều này, các bác sĩ nhận định hiện tượng tăng sinh của hầu hết các tế bào làm tăng nguy cơ dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng của các tế bào cũ và mới. Do đó, các tế bào cũ chưa kịp chết đi đã hình thành nên các tế bào mới. Việc này vô tình dẫn đến việc xuất hiện các mảng da dày có màu bạc cùng tích tụ tại một chỗ.
Bệnh vảy nến thường khiến người bệnh trở nên khó chịu bởi những cảm giác ngứa rát đồng thời họ luôn chịu sự dò xét, kỳ thị đến từ những người xung quanh.
Ngoài ra, đây là căn bệnh không có khả năng lây nhiễm và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đến tính mạng nhưng các triệu chứng thường rất dai dẳng và phát tác theo từng giai đoạn nên khó có thể chữa khỏi. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị căn bệnh này nhưng nếu thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống thì người bệnh vẫn có khả năng kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Triệu chứng bệnh vảy nến
Theo các chuyên gia, triệu chứng bệnh vảy nến thường tái phát theo từng giai đoạn, do đó người bệnh cần nắm rõ triệu chứng cũng như dấu hiệu bệnh để đưa ra cách xử lý kịp thời. Cụ thể, dưới đây là các dấu hiệu bệnh vảy nến điển hình, người bệnh nên biết:
- Xuất hiện tình trạng ngứa trên da: Tình trạng ngứa sẽ bắt đầu xuất hiện khi người bệnh mắc bệnh này. Hầu hết người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi và khó chịu khi tình trạng ngứa diễn ra thường xuyên.
- Mảng trắng bao bọc da: Các mảng trắng màu bạc hoặc đục bao bọc lấy da tạo thành lớp vảy. Thực chất các lớp vảy này là lớp sừng sau khi chết mọc chồng chất lên nhau. Những lớp vảy này thường dễ bong nếu người bệnh chạm khiến nó có thể rơi bất cứ lúc nào.
- Da bị mẩn đỏ: Da bị mẩn đỏ là dấu hiệu vảy nến phổ biến. Khi đó, vùng da ửng đỏ do tổn thương sẽ có kích thước khác nhau.
- Các vị trí trên cơ thể bị tổn thương: Vị trí tổn thương có thể lan rộng ra toàn cơ thể với các triệu chứng chính như: Hình thành các mảng da trên khuỷu tay, mông, bụng chân, cánh tay, móng tay,… thậm chí cả mặt. Các mảng da tổn thương có kích thước từ nhỏ đến lớn (hàng chục centimet) tùy thuộc mức độ nghiêm trọng.
- Gây tổn thương đến vùng xương khớp: Theo nhiều nghiên cứu, triệu chứng của bệnh vảy nến thường xuất hiện đi kèm các dấu hiệu của bệnh đau nhức xương khớp. Ngoài ra, có khoảng 20% bệnh nhân mắc thêm các bệnh biến dạng khớp, căng cứng vùng khớp khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt.
- Số lượng, hình dáng các mảng trắng: Tùy thuộc mức độ nặng hay nhẹ của bệnh cũng như cơ địa của từng bệnh nhân mà số lượng, hình dáng của vảy nến là nhiều hay ít. Nếu bị nặng, người bệnh có thể xuất hiện các mảng lớn trên toàn cơ thể.
Đa số, các dấu hiệu trên không phải bệnh nhân nào cũng gặp. Do đó, người bệnh nên chủ động trong việc điều trị cũng như chăm sóc bản thân để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
Nguyên nhân bị vảy nến
Đến nay, vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị bệnh vảy nến. Trong một số trường hợp, triệu chứng thường diễn biến khó lường nên rất khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Đặc biệt, nhiều trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm nguyên nhân gây bệnh dẫn đến sai sót trong phác đồ điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân gây vảy nến, người bệnh có thể tham khảo:
Hệ miễn dịch bị rối loạn
Bệnh vảy nến xảy ra khi các tế bào da bị tấn công quá mức bởi các tế bào bạch cầu.
Thông thường, tế bào bạch cầu có trong hệ miễn dịch sẽ tấn công vào mô biểu bì để tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng nếu số lượng tế bào bạch cầu lớn và tấn công ồ ạt vào vùng mô biểu bì sẽ gây ra hiện tượng tế bào mô biểu bì phát triển quá mức. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến vùng mô biểu bì mọc chồi lên khỏi bề mặt khiến da trở nên sần sùi.
Do hệ gen có tính di truyền
Bệnh vảy nến có khả năng di truyền thông qua bộ gen nằm trên nhiễm sắc thể số 6. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị bệnh này thì nguy cơ cao (khoảng 35%) bạn cũng mắc căn bệnh này.
Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh vảy nến
- Stress: Đây được coi là nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh vảy nến. Nguyên nhân này khiến tình trạng bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu đi.
- Mắc tình trạng nhiễm khuẩn nặng: Cơ thể người bị vi khuẩn tấn công tạo thành các ổ nhiễm gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm amidan,…Hầu hết các bệnh này đều là nguyên nhân gây bệnh vảy nến với triệu chứng chính là nhiễm khuẩn trên da.
- Nội tiết tố nữ bị sụt giảm hoặc rối loạn: Rối loạn hoặc sụt giảm tiết tố nữ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Nếu người bệnh không điều chỉnh để cân bằng nội tiết tố nữ thì khả năng mắc bệnh càng trầm trọng.
- Tác động của các chất kích thích: Các chất kích thích có trong bia, rượu, cafe,… có thể là nguyên nhân gây bệnh bởi tác nhân kích ứng mẩn đỏ vùng da.
- Thường xuyên tiếp xúc các loại hóa chất: Hóa chất có trong dầu gội, xà phòng, chất tẩy rửa cũng khiến cơ địa của một số người bị tổn thương đặc biệt là vùng da. Đặc biệt, nếu thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất này thì khả năng mắc bệnh vảy nến càng cao.
- Do béo phì: Khi cơ thể béo phì do tăng cân quá mức cũng có thể là nguyên nhân vảy nến. Chế độ ăn khoa học, healthy là biện pháp mà người bệnh nên áp dụng.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da nên hầu hết người bệnh thường chủ quan cho rằng không cần đi khám. Việc để lâu sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe của con người. Cụ thể:
- Gây ra tình trạng viêm, nhức khớp: Bệnh vảy nến và các bệnh xương khớp có liên quan mật thiết với nhau. Nhiều báo cáo trước đây đã chỉ ra, có đến 30% người mắc bệnh vảy nến sẽ mắc thêm các bệnh về xương khớp. Khi đó, bệnh vảy nến càng trầm trọng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và tập luyện của bệnh nhân.
- Biến chứng tim mạch: Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thường có chỉ số về huyết áp và hệ tim mạch cao hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, khi người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc trị vảy nến cũng khiến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.
- Nguy cơ mắc các bệnh nội tiết: Các bác sĩ đưa ra cảnh báo đối với người mắc vảy nến, bởi nhóm người này thường có nguy cơ mắc thêm các bệnh nội tiết bao gồm gan nhiễm mỡ, béo phì, mỡ máu,…
- Suy thận: Nguy cơ sử dụng thường xuyên các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến có thể dẫn đến suy thận. Bởi khi đó, thận phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài dẫn đến suy yếu chức năng.
- Các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực, thính lực, miệng cũng có thể gây ra khi mắc bệnh vảy nến. Đồng thời, tâm lý của người bệnh cũng bị tổn thương sâu sắc thậm chí là mắc trầm cảm kéo dài.
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó các bệnh liên quan đến da liễu càng gia tăng bao gồm cả bệnh vảy nến. Các chuyên gia cho biết, hàng ngày họ nhận được hàng ngàn câu hỏi bệnh vảy nến có chữa được không. Và để giải thích cặn kẽ cho câu hỏi này, các chuyên gia khuyên người bệnh như sau:
Những người mắc bệnh này hầu hết đều kèm theo các bệnh liên quan như suy thận, huyết áp cao, tim mạch,…Để chữa trị khỏi cần có phác đồ điều trị dựa theo mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa thể đưa ra chính xác một phác đồ điều trị bệnh cụ thể nào. Các biện pháp chữa trị bệnh vảy nến hiện nay chỉ có tác dụng hỗ trợ mà không thể chữa trị dứt điểm.
Tóm lại, bệnh vảy nến là căn bệnh khó chữa mặc dù hiện nay y học đã ra đời nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị mới. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt bệnh vảy nến người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc luyện tập thường xuyên.
Các cách chữa vảy nến hiệu quả?
Hiện nay, trong y học vẫn chưa tìm ra được cách chữa vảy nến triệt để và hiệu quả. Các phương pháp chỉ dừng ở mức kiểm soát tốt bởi đây là căn bệnh dễ dàng tái phát gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Dưới đây là các cách chữa vảy nến hiệu quả được nhiều bệnh nhân tin tưởng.
Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc tây y dạng bôi
Sử dụng thuốc bong vảy và tiêu sừng
Các loại thuốc mỡ có nồng độ Salicylic 2%, 3% và 5% được sử dụng để chữa bệnh vảy nến. Theo đó, công dụng chính của loại thuốc mỡ này nhằm tiêu sừng, giúp nhanh chóng bong lớp vảy, cải thiện bệnh rõ rệt.
Thuốc Goudron
Thuốc Goudron được nhiều bác sĩ khuyên dùng trong điều trị bệnh vảy nến. Thành phần acid có trong thuốc có tác dụng đánh tan vảy sừng, làm lành vết thương. Ngoài ra, thành phần nhớt bên trong sản phẩm được sử dụng làm mềm da do vảy nến gây nên. Tuy vậy, loại thuốc này có mùi hơi hắc và màu đen nên dễ để lại những vết bẩn trên áo quần.
Thuốc Anthralin
Loại thuốc này sử dụng để điều trị vảy nến bởi cho tác dụng nhanh và hiệu quả chính xác. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều hoặc trong một thời gian dài có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn trên da.
Thuốc Corticoid
Thuốc Corticoid được khuyến cáo không sử dụng cho những bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc. Vì lẽ đó, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc theo đợt sau đó nên dừng một thời gian rồi mới có thể tiếp tục sử dụng.
Các loại thuốc Tây y đều có ưu điểm cho hiệu quả nhanh nhưng nếu điều trị trong thời gian dài thuốc thường để lại những tác dụng phụ không đáng có gây nguy hại đến cơ thể người.
Sử dụng các phương pháp quang trị liệu
Ưu điểm chính của phương pháp này đó là có thể chữa trị bệnh vảy nến trên toàn cơ thể với cơ chế sử dụng tia UVA (400nm). Theo đó, tia UVA giúp ức chế hoạt động của một số tế bào bạch cầu không cần thiết, giảm khả năng tổng hợp các mảng vảy nến. Phương pháp này cho hiệu quả cao mà an toàn, không gây độc hại. Vì vậy, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để cho tác dụng tốt nhất.
Chữa bệnh vảy nến bằng các mẹo dân gian
Nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng mẹo dân gian bởi mức độ lành tính và an toàn trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ thích hợp cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ và người bệnh cần phải kiên trì sử dụng để thấy tác dụng của thuốc.
Sử dụng oliu, dầu dừa để chữa vảy nế
Từ lâu, dầu dừa và oliu được sử dụng trong làm đẹp bởi khả năng cấp ẩm tốt. Trong chữa trị bệnh vảy nến cũng vậy, tinh dầu có trong hỗn hợp này có tác dụng dưỡng ẩm vết tổn thương da từ đó làm mềm và hạn chế mọc thêm các mảng sừng.
Cách dùng: Sử dụng 1 lượng nhỏ hỗn hợp trên bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến. Nhẹ nhàng massage trong vòng 10 phút sau đó đem rửa sạch với nước ấm.
Sử dụng dấm táo để chữa bệnh vảy nến
Acid lactic có trong dấm táo giúp kháng khuẩn, hạn chế ngứa rát do bệnh vảy nến gây nên.
Cách dùng: Sử dụng dấm táo pha với nước theo chuẩn tỉ lệ 1:1 và thoa hỗn hợp trực tiếp lên các mảng bám trên da. Để yên 15 phút và đem rửa sạch lại với nước.
Trên đây là các cách chữa trị bệnh vảy nến được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Người bệnh có thể tham khảo để từ đó đưa ra các cách điều trị bệnh vảy nến của bản thân. Nhưng tốt hơn hết, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tránh việc sử dụng sai và lạm dụng thuốc.
Với bài viết này, chúng tôi luôn hy vọng có thể tổng hợp và cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến đến quý bạn đọc. Bệnh vảy nến trên da người rất dễ tái phát theo từng giai đoạn do đó người bệnh cần chú ý trong cách điều trị. Thường xuyên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ và thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học chính xác là những gì người bệnh nên làm. Cuối cùng, chúng tôi chúc bạn mạnh khỏe.