Vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính. Nó có thể xuất hiện ở mọi bề mặt da trên cơ thể con người, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh vảy nến vùng kín.
Biểu hiện của bệnh vảy nến vùng kín
Bệnh vảy nến vùng kín gây ra những tổn thương cho bộ phận sinh dục và những vùng liền kề là mông, háng. Theo các bác sĩ da liễu, vảy nến tại vùng kín thường ở thể đảo ngược và có thể tát phát nhiều lần. Chúng không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt cá nhân mà còn ảnh hưởng đến hôn nhân của các cặp vợ chồng.
Phần da bị bệnh ở các vùng kín thường có màu đỏ tươi, hơi khô, có vảy trắng theo đó là cơn đau rát triền miên. Tuy nhiên, do việc mặc quần bó sát khiến các vảy trắng này vô tình đã bong ra. Vì vậy, khi sờ bạn vẫn có cảm giác mịn màng, gây khó khăn khi phát hiện ra bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến vùng kín
Bệnh vảy nến vùng kín xuất phát từ nhiều yếu tố. Theo các chuyên gia về da liễu, một số tác nhân gây ra căn bệnh mãn tính này như sau:
- Theo các thống kê, số bệnh nhân vảy nến do bị di truyền chiếm tới ⅓ trong tổng số người mắc bệnh này.
- Môi trường ô nhiễm hay tâm lý bất ổn lâu dài khiến cơ thể yếu ớt, không còn sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Việc tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp trong thời gian dài cũng khiến bạn có thể mắc bệnh vảy nến.
- Khi thời tiết có sự thay đổi cũng khiến vùng da kín đáo trở nên nhạy cảm. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể bị mắc bệnh vảy nến tại vùng kín nếu không chú ý chăm sóc.
- Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ như thuốc sốt rét hay thuốc trị liệu tâm lý cũng khiến bệnh vảy nến trở nên biến tính.
Bệnh vảy nến vùng kín có nguy hiểm hay không?
Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến vùng kín khá lành tính, không có khả năng lây truyền sang người khác. Tuy nhiên, do xuất hiện ở vị trí kín đáo nhất trên cơ thể cộng thêm sự chủ quan mà căn bệnh này dễ dàng bị bỏ qua và không được chữa trị kịp thời.
Tuy không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh nhưng chúng có thể làm mất hứng các cuộc “yêu”. Ngoài ra, việc không tự tin trước bạn tình cũng khiến bệnh nhân gặp nhiều lo âu, gây ra chứng trầm cảm.
Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến bệnh viện để được tư vấn. Tránh tình trạng để lâu ngày, những cơn ngứa sẽ khiến bạn có thể gãi, cọ xát gây xước da và dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, quá trình điều trị sẽ gặp khó khăn và tiêu tốn thời gian.
Chữa vảy nến ở vùng kín như thế nào?
Để chữa bệnh vảy nến ở vùng kín, trong Tây y và dân gian đều có các phương pháp giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân.
Sử dụng lá lược vàng
Theo nghiên cứu, lá lược vàng chứa chất chống viêm steroid và vitamin C giúp trị thâm. Vì vậy, nó được sử dụng vào chữa trị bệnh vảy nến, đặc biệt là ở mông, háng,… giúp chị em lấy lại được vòng ba gợi cảm.
Để chữa bệnh vảy nến, các bạn hãy rửa sạch khoảng 10 lá lược vàng. Một nửa đem giã nát cùng muối hạt rồi dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày. Một nửa còn lại đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, dùng uống 2 lần/ngày. Lưu ý là bạn nên uống nước này trước khi ăn 30 phút.
Sử dụng bột nghệ
Nghệ được dùng làm đẹp da từ rất lâu đời. Với thành phần giàu curcumin, nghệ giúp giảm các chứng sưng, viêm, thâm trên da và được coi là vị thuốc chữa bệnh vảy nến hiệu quả. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bởi bạn chỉ cần đắp bột nghệ nguyên chất lên vùng da bị bệnh 3 lần/ngày. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả.
Sử dụng các loại thuốc Tây y
Các loại thuốc tây được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến vùng kín thường ở dạng bôi và uống. Chúng có tác dụng để chống sưng, giảm viêm và hạn chế sự tái phát của căn bệnh này. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại chỉ giúp bệnh thuyên giảm tạm thời mà không thể điều trị tận gốc mầm bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định:
- Thuốc calcipotriol ở dạng bôi có tác dụng làm ức chế sản sinh tế bào sừng, giúp chống viêm và làm thuyên giảm các vết thương do vảy nến gây ra ở vùng kín.
- Thuốc corticoid dạng nhẹ cũng có tác dụng giảm viêm sưng, ngoài ra nó còn giúp người bệnh bớt cảm giác ngứa ngáy.
- Thuốc bôi Dapsone là thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương do cọ xát, gãi ngứa.
- Thuốc uống Retinoid có tác dụng kiểm soát sự tăng trưởng các tế bào thượng bì và hạn chế bệnh tái phát.
Cần lưu ý gì khi bị bệnh vảy nến vùng kín?
Để đẩy lùi bệnh vảy nến ngoài quan tâm chăm sóc vùng da kín đáo này nhiều hơn thì người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Giảm tần suất quan hệ tình dục bởi các vết thương có thể nghiêm trọng hơn do có lực ma sát.
- Các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe gây cọ xát nhiều ở vùng háng. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế chơi các môn thể thao này.
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng việc tắm kĩ và thay quần lót có chất liệu mỏng, dễ thấm hút mỗi ngày.
- Nếu người bệnh sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín thì cần tìm hiểu kĩ trước khi mua để tránh các kích ứng không mong muốn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khóa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, hoạt chất chống viêm, sưng. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế các loại hải sản, thức ăn nhanh có thể gây dị ứng vùng kín.
Ngoài ra, người bệnh nên chủ động chia sẻ bệnh lý cho bạn tình để giảm bớt cảm giác tự ti, mặc cảm.
Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh vảy nến vùng kín. Để không phải là người tiếp theo mắc căn bệnh này, các bạn hãy chủ động quan tâm tới cơ thể mình nhiều hơn nhé. Chúc các bạn luôn vui khỏe!