Bệnh vảy nến đã không còn xa lạ với con người. Chúng không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến ngoại hình. Vậy, sẽ ra sao nếu người bệnh bị vảy nến toàn thân? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Biểu hiện của bệnh vảy nến toàn thân
Vảy nến là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Chúng có thể tồn tại trên mọi bề mặt da của cơ thể với các mức tổn thương khác nhau. Trong đó, vảy nến toàn thân là dạng hiếm gặp nhất và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Loại bệnh này gây ra tổn thương lên đến 90% cơ thể người. Căn bệnh này để lại những biểu hiện rất rõ nét. Đầu tiên là làn da của cơ thể nổi ban đỏ rực, bề mặt bị che phủ bởi một lớp vảy trắng dày đặc. Kèm theo đó là các cơn bỏng rát, ngứa ngáy toàn thân. Sau đó, những vết tổn thương này có thể xuất hiện mụn mủ hoặc nước li ti trên bề mặt.
Ngoài ra, vảy nến toàn thân còn gây ra những tổn thương bên trong như: Cơ thể thay đổi nhiệt độ thất thường, nhịp tim không ổn định, các khớp xương cũng dần trở nên đau nhức,… Theo nghiên cứu, đa số người bị bệnh là do biến thể từ những dạng khác của vảy nến.
Bệnh vảy nến toàn thân do đâu?
Giống như các bệnh da liễu khác, nguyên nhân dẫn đến vảy nến toàn thân cũng chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bệnh có thể xuất phát từ những yếu tố sau đây.
Hệ thống miễn dịch có vấn đề là một nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Theo các chuyên gia, hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh sản sinh ra tế bào lympho T quá mức. Điều này khiến chúng nhầm lẫn và tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh. Từ đây, việc các tế bào sinh ra và mất đi xảy ra liên tục khiến các mảng vảy trắng xuất hiện trên cơ thể người bệnh.
Theo thống kê, có tới 50% số người bị bệnh là do bị di truyền từ người thân. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có tiền sử người bị loại bệnh này thì tỷ lệ bạn là người mắc bệnh tiếp theo rất cao.
Corticoid được coi là một lá chắn cứu nguy cho những người bệnh. Nó có khả năng kiểm soát tình trạng viêm nhiễm rất tốt. Tuy nhiên, việc lạm dụng Corticoid liều cao dẫn đến những tác dụng ngược, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy, việc sử dụng Corticoid trong điều trị bệnh cần được chỉ định từ bác sĩ.
Ngoài ra, một số tác nhân từ môi trường, tâm lý, sử dụng các chất kích thích, thậm chí là bị cháy nắng cũng góp phần khiến vảy nến toàn thân bùng phát.
Chữa vảy nến toàn thân như thế nào?
Vảy nến toàn thân là bệnh da liễu khá nguy hiểm. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần khá nhiều thời gian và công sức. Hiện nay, giải pháp điều trị cho bệnh nhân là sử dụng thuốc. Và việc dùng loại thuốc nào còn tùy thuộc vào giai đoạn, cơ địa của người bệnh.
Thuốc Tây y
Trong y học hiện đại, bệnh được điều trị bằng rất nhiều loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa bởi các loại thuốc sau đây đa phần đều gây ra tác dụng phụ như làm teo da, mỏng da cho người sử dụng.
- Nhóm thuốc Cyclosporine, Humira có tác dụng ngăn chặn các đợt tấn công của tế bào miễn dịch, ức chế phản ứng tự miễn của cơ thể nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Nhóm thuốc Methotrexate có nhiệm vụ kiểm soát quá trình sản sinh tế bào da nhưng có hiệu quả khá chậm.
- Một số loại thuốc được chỉ định kết hợp thêm như thuốc giảm đau, giảm ngứa, thuốc chống trầm cảm.
Thuốc Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến toàn thân được hình thành do rối loạn, khiến cơ thể mất cân bằng chính khí, da không được sinh dưỡng mới dần trở thành bệnh. Vì vậy, để điều trị bệnh vảy nến, Đông y đi sâu vào giải độc, thanh nhiệt, cân bằng chính khí.
Dựa trên nguyên nhân và mức độ tổn thương mà Đông y chia vảy nến toàn thân thành nhiểu thể khác nhau. Các bài thuốc dưới đây tương ứng với hai thể phổ biến nhất của bệnh là phong huyết táo và huyết nhiệt mà người bệnh có thể tham khảo.
Phong huyết táo là một thể bệnh của vảy nến toàn thân đã bùng phát từ nhiều năm nay. Ngoài những biểu hiện đã kể trên, phong huyết táo còn khiến phần rêu lưỡi của người bệnh ngả vàng. Để điều trị thể bệnh này, Đông y đã đưa ra một số bài thuốc sau:
- Bài thuốc đầu tiên sử dụng các thành phần thảo dược bao gồm: Đương quy, mthổ phục linh, hà thủ ô, ké đầu ngựa, uy linh tiên, sinh địa và huyền sâm. Với bài thuốc này, người bệnh sắc uống 1 thang mỗi ngày. Nước sắc được cần chia 3 lần và phải uống hết trong ngày.
- Bài thuốc thứ hai, Đông y sử dụng các dược liệu sau: Thục địa, đan bì, quy đầu, sinh địa, hà thủ ô, xích thược, bắc đậu căn, bạch tiễn bì, thảo hà xa, tật lê và đan sâm. Người bệnh đem sắc thuốc mỗi ngày một thang, chia thành nhiều lần và uống trong ngày.
- Bài thuốc thứ ba gồm các nguyên liệu: Dã cúc hoa, phác tiêu, khô phàn và hỏa tiêu. Rửa sạch các nguyên liệu trên và đun sôi với nước. Sau khi để nguội bớt thì người bệnh đem nước này dùng tắm mỗi ngày.
Người bệnh mắc vảy nến toàn thân ở thể huyết nhiệt còn gặp một số triệu chứng khác như táo bón, nước tiểu có màu vàng sẫm, miệng luôn khô khan. Trong Đông y, để điều trị thể bệnh này, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sau.
- Thành phần gồm các dược liệu quý: Sinh đia, đại thanh diệp, bắc đậu căn, ngân hoa, hổ trượng, tử thảo, quy vĩ, xích thược và đan bì.
- Cách dùng: Người bệnh đem thuốc sắc, uống 1 thang mỗi ngày.
Làm gì để phòng bệnh vảy nến toàn thân?
Loại trừ một số trường hợp lây bệnh do di truyền thì mọi người vẫn có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh vảy nến toàn thân bằng những biện pháp dưới đây:
- Các chuyên gia khuyến cáo rằng cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể hoạt động linh hoạt và chính xác.
- Từ 25 tuổi trở đi, làn da bắt đầu có dấu hiệu lão hoá. Vì vậy, bạn cần dưỡng ẩm, chăm sóc da cẩn thận để tránh các nguy cơ gây bệnh.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học với đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất, collagen và omega 3. Đây đều là các chất có lợi cho da.
- Tập luyện thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Giảm bớt căng thẳng, luôn giữ tâm trạng vui tươi, sống tích cực giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
- Từ bỏ các loại chất kích thích, hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ gây lão hóa da nhanh hơn rất nhiều.
Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh vảy nến toàn thân. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và dễ dàng tái phát nhiều lần. Vì vậy, bạn đọc cần chú ý tới những dấu hiệu bất thường trên da và đến bệnh viện để được chẩn đoán ngay. Chúc các bạn luôn khỏe đẹp!