Vảy nến thể mủ là dạng viêm da rất nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng và hoại tử vùng da bị tổn thương. Để hiểu thêm về dạng bệnh lý này và chăm sóc sức khỏe đúng cách, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Trong các dạng bệnh lý về vảy nến thì tình trạng vảy nến thể mủ cũng là dạng tổn thương ngoài da nhưng gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn. Bệnh khiến cho vùng da bị tổn thương xuất hiện các vết mụn mủ, lở loét chảy dịch rất xót và đau rát khó chịu.
Ban đầu, các vết mủ chỉ là những vảy bám thông thường. Sau đó chúng bắt đầu xuất hiện dịch mủ, các vết thương nhanh chóng loang rộng theo vị trí bị dính dịch mủ. Các vị trí tổn thương thường gặp nhất là tay, chân và toàn thân.
Dấu hiệu vảy nến thể mủ
- Vùng da cơ thể bất ngờ xuất hiện các dấu hiệu sưng đỏ, sau vài giờ các vết sưng này bắt đầu xuất hiện mủ trắng. Chúng xuất hiện trên lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc bất kể vùng da nào trên cơ thể.
- Sau vài giờ, các nốt mủ bắt đầu xẹp, khô dịch và bong tróc vảy da.
- Ở một số trường hợp, người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, sốt vừa đến sốt cao, suy nhược.
- Giai đoạn nghiêm trọng bệnh có thể gây suy tim, phù nề, suy hô hấp, nhiễm trùng,…
Bệnh được chia thành 2 dạng là thể mủ khu trú (thường xuất hiện ở tay, chân) và dạng lan tỏa (xuất hiện trên toàn bộ cơ thể). Ở mỗi dạng bệnh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau.
Dạng vảy nến thể mủ khu trú
- Lòng bàn chân và lòng bàn tay xuất hiện các nốt mụn mủ màu vàng, chúng ẩn sâu dưới niêm mạc.
- Kích thước của các mụn này khá lớn, xuất hiện thành từng đợt. Mỗi đợt cách nhau vài giờ đồng hồ.
- Vết tổn thương không gây đau rát, người bệnh chỉ cảm thấy hơi ngứa ngáy ở các vị trí này.
- Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 30 đến 60 tuổi. Dạng bệnh này thường xuất hiện ở nữ giới hơn nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới.
Dạng vảy nến thể mủ lan tỏa
Đây là dạng bệnh vảy nến thể mủ khá nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bởi các triệu chứng của nó gây ra cho hầu hết các bộ phận cơ thể. Dạng bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 70 tuổi và có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ.
Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
- Xuất hiện mụn mủ trên da: Toàn bộ da trên cơ thể xuất hiện các nốt mụn mủ màu trắng. Trừ vùng da mặt. Các nốt mụn này có kích thước khá nhỏ, xuất hiện từ 1-2 ngày rồi dần bong tróc và biến mất.
- Người bệnh bị sốt cao kéo dài: Người bị dạng lan tỏa sẽ bị sốt cao kéo dài đến 24 giờ, thân nhiệt lên đến 40 độ C.
- Ngứa và đau rát: Toàn bộ vùng da trên cơ thể bị ngứa ngáy, đau rát, bong tróc thành từng mảng lớn, nam giới có dấu hiệu viêm bao quy đầu.
Các nguyên nhân chủ yếu gây vảy nến thể mủ
Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các yếu tố gây bệnh thường gặp nhất là:
- Rối loạn cơ chế miễn dịch cơ thể: Ở mỗi cá thể đều có một hệ thống miễn dịch đặc biệt. Hệ thống này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và tấn công của tác nhân gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch không thể chống lại tác nhân gây bệnh sẽ dẫn đến tình trạng vảy nến thể mủ.
- Cấu trúc gen bất thường: Nhiễm sắc thể số 6 của con người có tác động trực tiếp đến sự hoạt động của tế bào lympho. Khi các tế bào này hoạt động bất thường hoặc phát triển quá mức cũng sẽ dẫn đến vảy nến thể mủ.
- Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố thường xảy ra với chị em phụ nữ ở các thời điểm nhạy cảm như: Đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, mãn kinh,…Đây cũng là lúc tác nhân gây bệnh tấn công gây bệnh
- Vết thương hở không được chăm sóc đúng cách: Trong các hoạt động thường ngày của mình, chúng ta khó tránh khỏi việc bị xây xát, trầy xước ở bộ phận nào đó trên cơ thể. Tại các vết thương hở này rất dễ bị vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh. Nếu không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến vùng da này bị nhiễm trùng, gây ra bệnh vảy nến thể mủ.
- Mắc các dạng bệnh vảy nến khác nhưng không được điều trị triệt để hoặc điều trị không đúng phương pháp.
- Lạm dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh,…
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Trong các dạng vảy nến, thể vảy nến dạng mủ là trường hợp nguy hiểm nhất. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải gồm:
Gây nhiễm trùng da
Bệnh gây ra nhiều vết lở loét, chảy dịch và tạo thành các mảng vết thương hở lớn. Các vị trí này là điều kiện lý tưởng để tác nhân gây bệnh xâm nhập và tấn công gây bệnh, nhất là khi chúng bị vỡ ra. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất dễ xảy ra.
Biến chứng viêm khớp
Biến chứng viêm khớp sẽ xảy ra khi người bệnh bị thể mủ dạng khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân. Vi khuẩn sẽ dần ăn mòn niêm mạc da và xâm nhập vào cấu trúc tế bào. Gây ra bệnh viêm khớp
Gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Khi mụn mủ xuất hiện ở bộ phận sinh dục người bệnh sẽ phải đối mặt với các căn bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục như: Viêm âm đạo (ở phụ nữ), viêm quy đầu (ở nam giới), viêm niệu đạo và các bệnh viêm nhiễm khác.
Gây co giật, ảnh hưởng đến thần kinh
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là khiến cho người bệnh sốt cao đến rất cao. Cơn sốt kéo dài liên tục lên đến 40 độ C. Vì vậy, trong trường hợp không được cắt sốt kịp thời, nguy cơ co giật sẽ rất dễ xảy ra. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh.
Cách điều trị bệnh vảy nến thể mủ
Điều trị bằng thuốc Tây y
Trước khi sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh vảy nến thể mủ, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cẩn thận và được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.
Một số nhóm thuốc thường được chỉ định khi điều trị bằng thuốc Tây y gồm:
- Nhóm thuốc steroid: Có tác dụng giảm đau, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngăn ngừa các biến chứng do mụn mủ vảy nến gây ra.
- Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch: Thuốc có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào viêm nhiễm. Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
- Nhóm thuốc retinoid: Có tác dụng ức chế sự tăng sinh của biểu bì da, tiêu diệt các tế bào gây sừng da.
- Quang trị liệu (PUVA): Phương pháp này sử dụng tia UVA để chiếu lên các vị trí bị tổn thương để cải thiện triệu chứng bệnh.
Điều trị vảy nến thể mủ bằng thuốc Tây y là phương pháp mang lại tác dụng tương đối nhanh nhưng có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, mọi người cẩn thận trọng khi điều trị bệnh bằng hình thức này.
Điều trị bằng bài thuốc Đông y
Bài thuốc 1
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thạch cao, sinh địa: Mỗi thứ 30g
- Liên kiều, hoàng cầm, đan bì, xích thước: Mỗi loại 10g
- Bạch hoa xà, ngân hoa, tử thảo: 15g mỗi loại
- Hoàng liên, tri mẫu: 6g mỗi loại
- Linh dương giác: 3g
Người bệnh đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi sắc cùng 300ml nước. Dùng nước này uống mỗi ngày cho đến khi bệnh được cải thiện.
Bài thuốc 2:
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Chích cam thảo, hòe hoa sống, thạch cao, thổ phục linh: Mỗi loại 40g
- Chích cam thảo: 4g
- Ké đầu ngựa: 20g
- Địa phu tử, tử thảo: Mỗi loại 12g
Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi sắc lên với 300ml nước để uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc cho đến khi bệnh được đẩy lùi.
Trên đây là một số thông cơ bản về bệnh vảy nến thể mủ. Hy vọng đã chia sẻ đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh vảy nến thể mủ để phòng và chữa bệnh hiệu quả.