Các nghiên cứu khoa học cho thấy, mức độ tăng nặng, giảm nhẹ của bệnh vảy nến không phụ thuộc vào việc ăn uống của người bệnh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian và những phản hồi của người bệnh thì chế độ ăn có tác động không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh của họ. Vậy thực tế bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì, có phải kiêng khem không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?
Trong quá trình mắc bệnh và điều trị bệnh có rất nhiều bệnh nhân phản hồi lại rằng, họ thấy bệnh tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi ăn, uống một loại thực phẩm nào đó.Vậy bệnh vảy nến có thực sự bị tác động bởi chế độ ăn uống không? Thực tế khoa học đã chứng minh là không!
Tuy nhiên, khi mắc bệnh, người bệnh có thể vô tình kích hoạt các triệu chứng viêm nhiễm của cơ thể, buộc hệ thống miễn dịch phải hoạt động làm cho bệnh nặng hơn. Vậy có thể hiểu, ăn uống có thể tác động gián tiếp lên người bệnh.
Sau đây sẽ là nhóm các thực phẩm có thể tác động xấu tới quá trình điều trị bệnh:
Nhóm đồ uống có chất kích thích
Nhóm này bao gồm rượu, bia, các loại trà, cà phê, cocktail, đồ uống lên men… Khi cơ thể dung nạp những loại đồ uống này sẽ khiến gan phải liên tục hoạt động để đào thải độc tố có trong đồ uống. Quá trình này sẽ sản sinh ra các histamin và phát tín hiệu tới hệ thống miễn dịch buộc chúng phải tham chiến, khiến bệnh có thể nghiêm trọng hơn.
Dù không có các số liệu khoa học cụ thể chứng minh nhóm đồ uống kích thích này có liên hệ gì với bệnh vảy nến, nhưng các bác sĩ chuyên khoa đều khuyên bệnh nhân của họ rằng nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống này. Trong một số trường hợp bác sĩ còn bắt buộc bệnh nhân ngừng sử dụng.
Cũng theo các báo cáo của chuyên gia da liễu, người bệnh có tiến triển tích cực hơn khi ngừng sử dụng đồ uống có chất kích thích, đặc biệt là đối với nam giới.
Nhóm thực phẩm thịt đỏ
Tất cả các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt cừu, thịt ngựa… và các chế phẩm của chúng như pate, xúc xích, thịt viên, thịt xông khói đều chứa lượng lớn arachidon. Chất này có thể khiến các tổn thương của cơ thể tái viêm, tăng viêm và ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng vảy nến.
Thay vì thường xuyên sử dụng thịt đỏ và các chế phẩm của thịt đỏ, người bệnh có thể tăng cường các loại thịt trắng, cá trong bữa ăn. Vừa tránh tác động xấu tới bệnh, lại vừa tốt cho sức khỏe tổng quát.
Nhóm sữa và các chế phẩm của sữa
Giống như các loại thịt đỏ, sữa và các chế phẩm của chúng đều chứa hàm lượng lớn chất arachidon. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế loại thực phẩm này, bao gồm: sữa tươi, chữa chua, phô mai, kem sữa, bơ, váng sữa…
Nhóm thực phẩm đóng hộp
Sử dụng quá nhiều thực phẩm đóng hộp có thể gây ra một số bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa, ảnh hưởng gián tiếp tới bệnh vảy nến. Nhóm thực phẩm này bao gồm cả các loại thịt, cá hộp, rau, củ, quả, hạt đóng hộp.
Nhóm thực phẩm chứa gluten
Tăng gluten là một trong các biểu hiện thường thấy của người bị căn bệnh này. Một trong số đỏ còn bị nhạy cảm với chất gluten, gây ra phản ứng kích thích mạnh khi dung nạp chất này. Vì vậy, khi được hỏi bệnh vảy nến kiêng ăn gì thì các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên bệnh nhân hạn chế thực phẩm có chứa gluten, bao gồm: lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì, lúa mạch đen và các chế phẩm từ lúa mạch đen.
Hải sản có vỏ
Histamin là một loại chất có nhiều trong các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, ốc, ghẹ, ngao, sò, hàu… Đây cũng là một thành phần không thể thiếu trong kháng sinh, gây ức chế viêm và có thể gây ra các kích ứng, dị ứng, mẩn ngứa… Vì vậy, để kiểm soát tốt hơn tình trạng vảy nến của mình, người bệnh nên tránh xa nhóm thực phẩm này.
Bệnh vảy nến là bệnh tiến triển nhanh, khó điều trị dứt điểm nhưng lại có nhiều triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác, làm chậm quá trình điều trị của bệnh nhân. Vậy bị vảy nến có ngứa không, có những triệu chứng nào để phân biệt với bệnh khác. Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.
Bị vảy nến nên ăn gì?
Có rất nhiều nhóm thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực, làm cho các triệu chứng nặng hơn nhưng cũng có rất nhiều nhóm thực giúp bệnh tình tiến triển tốt hơn. Người bệnh hãy bổ sung ngay các loại thực phẩm sau đây vào bữa ăn hàng ngày nhé!
Các loại rau có màu xanh đậm
Nhóm rau màu xanh đậm có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa và ức chế tình trạng viêm, góp phần tích cực trong quá trình chữa vảy nến. Thực phẩm cần bổ sung bao gồm: bông cải xanh, rau ngót, rau cải xoăn, cải chíp, cải thìa…
Cá biển
Các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá tuyết… rất giàu omega-3. Ăn nhiều thực phẩm này sẽ hỗ trợ cơ thể kháng viêm, tiêu diệt các chất gây viêm, rất tốt cho người bệnh vảy nến.
Hoa quả tươi
Trái cây tươi là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh vảy nến. Không những giàu vitamin, có lợi cho sức khỏe, trong trái cây còn chứa các chất oxy hóa mạnh, giúp ức chế sự hình thành, gia tăng của Leukotriene – một chất khiến bệnh tăng nặng.
Ngũ cốc nguyên hạt
Đây là loại thực phẩm giàu Folate có công dụng làm chắc khỏe lớp biểu bì của da, giúp da ngăn chặn các tác nhân xấu, khiến da trở nên hồng hào, mịn màng hơn
Bổ sung kẽm
Người bệnh thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu hụt kẽm trong cơ thể. Vì vậy, dù là thực phẩm giàu kẽm hay các loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm đều rất cần thiết cho người bị vảy nến.
Các thực phẩm giàu kẽm phù hợp với người bệnh bao gồm:
- Các loại hạt hạt thông, hạt đậu, hạt vừng, hạt hạnh nhân, hạt bí, đậu phộng…
- Socola đen
- Họ nhà đậu: đậu nành, đậu hà lan, đậu lima…
- Các loại nấm: nấm rơm, nấm sò, nấm hương…
Chế độ ăn của người bệnh vảy nến mặc dù khá nghiêm ngặt, tuy nhiên không nên vì thế mà kiêng khem quá mức, gây thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Hy vọng với bài trả lời bệnh vảy nên kiêng ăn gì và nên ăn gì sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn phù hợp hơn.