Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp và để lại những biến chứng rất nguy hiểm như viêm khớp, viêm kết mạc, huyết áp, tim mạch, tiểu đường… và đặc biệt gây mất thẩm mỹ cho người bệnh, khiến họ mất tự tin trong công việc, mặc cảm với gia đình. Vậy bệnh vảy nến có lây không, lây qua những đường nào, có di truyền cho con không, hãy cùng hiểu rõ hơn qua bài viết này.
Bệnh vảy nến có lây không?
Vảy nến là loại bệnh có biểu hiện ngoài da, trông khá kinh dị nhưng lại không hề lây lan qua tiếp xúc gần như chúng ta vẫn lầm tưởng. Dù có sinh hoạt chung, tiếp xúc bề mặt da hay sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, quần áo, bát đũa… cũng không thể lây lan được.
Bản chất của bệnh vảy nến không phải là bệnh tổn thương ngoài da do các loại virus, vi khuẩn mà là do sự nhầm lẫn tai hại của các tế bào Lympho T trong cơ thể. Vì một trục trặc nào đó mà chúng nhận nhầm các tế bào biểu bì khỏe mạnh là kẻ thù và phát đi tín hiệu tiêu diệt liên tục.
Khi các tế bào khỏe mạnh liên tục chết đi mà tế bào mới chưa kịp sinh ra thì sẽ gây ra hiện tượng da bong tróc như chúng ta thường thấy. Các mảng sần sùi thường có hình dạng như giọt nến nên được gọi là vảy nến.

Bởi vì sự sai sót từ trong các tế bào chứ không phải tổn thương ngoài da, nên bệnh vảy nến không thể lây lan qua các tiếp xúc trực tiếp hàng ngày như bắt tay, ôm, chăm sóc bệnh nhân… Vì vậy người thân, bạn bè của những người bị vảy nến có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với họ và không nên có thái độ kỳ thị, xa lánh, gây ra sự tự ti cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Chính yếu tố tâm lý này cũng là một trong những tác nhân khiến bệnh điều trị lâu khỏi, không dứt điểm, tái phát liên tục.
Bệnh vảy nến lây qua đường nào
Có thể khẳng định, bệnh vảy nến không thể lây lan từ người này sang người khác nhưng chúng lại dễ dàng lây lan trên cùng một cơ thể người bệnh. Thậm chí, bệnh có thể lây lan rất nhanh nếu gặp các yếu tố thuận lợi và không có phương án điều trị phù hợp.
Sau đây sẽ là một số yếu tố làm gia tăng tốc độ lây lan của bệnh vảy nến:
Có các tổn thương ngoài da

Những bệnh nhân mắc vảy nến thường tái phát hoặc lây lan rất nhanh sau khi mắc một số các tổn thương về da như bỏng, cháy nắng, trầy xước… Khi có tổn thương về da các tế bào Lympho sẽ bị kích thích và phát đi các tín hiệu cảnh báo và tiêu diệt mạnh mẽ. Khi có sự kích thích này, quá trình nhầm lẫn lại tái diễn khiến bệnh phát tác và nghiêm trọng hơn.
Sử dụng các loại thuốc có thành phần gây viêm
Nếu bệnh nhân vảy nến có mắc kèm một số bệnh như viêm khớp, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh về tâm lý… mà phải sử dụng thuốc điều trị thì nguy cơ bệnh lây lan nhanh là rất cao. Trong thành phần của các loại thuốc này có chứa các chất có thể kích thích hoặc gây ra phản ứng tự miễn của cơ thể khiến cho bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, khi bệnh nhân vảy nến có các bệnh lý kèm theo khác phải ngay lập tức thông báo với bác sĩ điều trị của mình để đưa ra toa thuốc phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Mắc các bệnh lý có nhiễm trùng
Theo các nghiên cứu, khảo sát trên bệnh nhân vảy nến cho thấy, tình trạng của họ sẽ tăng nặng nếu như mắc thêm các bệnh có nhiễm trùng như viêm họng, viêm tai, viêm mũi, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản…
Do đó bệnh nhân vảy nến tuyệt đối không được chủ quan trước những căn bệnh viêm nhiễm thông thường mà chủ động phòng ngừa và điều trị sớm, tránh kích thích bệnh tái phát.
Stress, căng thẳng
Các yếu tố căng thẳng về thần kinh cũng góp phần không nhỏ khiến tình trạng vảy nến trầm trọng hơn. Khi các nơ-ron thần kinh rơi vào trạng thái nhạy cảm, tổn thương sẽ liên tục gửi đi những tín hiệu cầu cứu. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ đón nhận tín hiệu và kích thích hoạt động quá mức và làm tăng sinh tế bào từ đó làm gia tăng bệnh vảy nến.
Bởi vậy, sự nghỉ ngơi về tinh thần cũng là một yếu tố quan trọng được bác sĩ đưa vào trong quá trình điều trị cho bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
Ngoài việc giữ một tâm lý thoải mái, người bệnh vảy nến cũng cần lưu ý tới chế độ ăn của mình. Tuyệt đối tránh những thực phẩm tác động xấu tới bệnh. Vậy bệnh vảy nến kiêng ăn gì, nên ăn gì, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh vảy nến có di truyền không?
Mặc dù không thể lây lan qua tiếp xúc nhưng bệnh vảy nến lại được chứng minh bằng những con số khoa học cụ thể rằng bệnh có thể di truyền qua hệ gen. Nghĩa là nếu như có bố mẹ mắc vảy nến thì còn hoàn toàn có thể nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm như thế nào thì còn phụ thuộc lớn vào việc bố hay mẹ mắc bệnh.

- Trường hợp 1: Nếu cả bố và mẹ bị vảy nến thì tỷ con mang gen vảy nến lên tới 41% – một tỷ lệ rất cao
- Trường hợp 2: Nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị vảy nến thì tỷ lệ con sinh ra mang gen vảy nến cũng khá lớn, chiếm tới 20% số trường hợp.
- Trường hợp 3: Bố mẹ không bị vảy nến nhưng ông bà nội ngoại mắc vảy nến thì tỷ lệ con mang gen vảy nến chiếm khoảng 8%
Các con số tỷ lệ di truyền khá lớn, nhưng các cặp vợ chồng cũng không nên quá lo lắng về vấn đề sinh con bởi vì đó mới chỉ là tỷ lệ mang gen gây ra bệnh vảy nến. Số ca phát triển thành bệnh vảy nến thực sự chỉ chiếm khoảng 3% số ca mang gen gây bệnh.
Bệnh vảy nến có có lây không, lây bằng đường nào, có di truyền không là một trong số những câu hỏi thường gặp nhất của những người mắc căn bệnh này. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho quý vị và phần nào giải tỏa những mối lo lắng xoay quanh căn bệnh này.