Nhận biết sớm 5 dấu hiệu của bệnh trĩ ra máu dưới đây giúp bạn “đẩy lùi” tình trạng nhanh chóng và dứt điểm. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bị bệnh trĩ ra máu nhiều có nguy hiểm không ?
Sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng trên hoặc dưới sẽ gây ra bệnh trĩ. Bệnh trĩ ra máu là một trong trong hai loại bệnh trĩ, được phân loại dựa trên biểu hiện của người bệnh. Loại còn lại được gọi là sa búi trĩ.
Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ ra máu cũng được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Cụ thể:
- Trĩ nội: Loại trĩ này xuất hiện bên trong trực tràng nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trĩ nội không khó chịu nếu không có tác động từ phía người bệnh như tâm lý căng thẳng hay đi tiểu khó khăn. Ngược lại, nếu bị tác động, nó sẽ tổn thương và chảy máu. Thậm chí, căng thẳng khiến trĩ nội bị đẩy qua hậu môn gây đau.
- Trị ngoại: Loại trĩ này xuất hiện ngoài hậu môn nên dễ dàng nhận biết. Trị ngoại gây đau, ngứa, chảy máu khi bị kích thích. Việc chảy quá nhiều máu dễ hình thành cục máu đông, gây viêm nặng.
- Trĩ hỗn hợp: Là hỗn hợp của hai loại trĩ kể trên
5 dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ra máu
Đại tiện ra máu
Đây là dấu hiệu phổ biến của người bị bệnh trĩ nhất là bệnh trĩ ra máu. Trong quá trình đại tiện, máu sẽ đi ra cùng phân. Trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu sẽ dính một lượng nhỏ máu đỏ tươi sau khi người bệnh đi đại tiện xong. Lượng máu chảy ra cùng phân sẽ tăng dần nếu bạn không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, đại tiện ra máu cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý khác như ung thư đại trực tràng hoặc hậu môn. Bởi vậy, khi xuất hiện triệu chứng bạn nên đến bệnh viện thực hiện các loại xét nghiệm khác trước khi sử dụng dùng thuốc điều trị bệnh trĩ ra máu.
Ngứa khu vực hậu môn
Người mắc bệnh trĩ ra máu khu vực hậu môn sẽ rất ngứa. Cảm giác ngứa sẽ tăng dần theo tiến triển bệnh.
Việc tác động ngoại lực như gãi, chà sát sẽ gây ra hiện tượng trầy da, lở loét ở khu vực hậu môn. Đây là khu vực đưa chất thải ra khỏi cơ thể nên tình trạng viêm nhiễm sẽ rất dễ xảy ra.
Vùng hậu môn đau
Với bệnh trĩ ngoại, khi búi trĩ thò từ hậu môn ra người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn đặc biệt khi ngồi hoặc nằm. Trước khi đau, bạn sẽ nhìn thấy vùng xung quanh hậu môn đỏ hoặc đỏ thẫm, sưng tấy.
Vùng gần hậu môn sẽ có cảm giác đau đớn trước, sau đó lan dần ra các vùng xung quanh. Tình trạng này không được cải thiện rất dễ dẫn đến việc hoại tử mô, cực kỳ nguy hiểm với cơ thể.
Dịch rò rỉ từ hậu môn
Với triệu chứng này, người bệnh có thể nhìn thấy trên quần lót. Dịch rò rỉ chủ yếu do hiện tượng viêm nhiễm trong quá trình bệnh phát triển. Nước dịch sẽ ra nhiều hơn khi viêm nhiễm nặng hơn. Bởi vậy, khi có biểu hiện này, bạn cần thăm khám và điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển biến nặng.
Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi do lượng hồng cầu thiết yếu cho quá trình trao đổi oxy bình thường không đủ. Thêm vào đó, những áp lực tâm lý do bệnh tật khiến tinh thần suy sụp, cơ thể vì vậy cũng mệt mỏi.
Bệnh trĩ ra máu uống thuốc gì cho hiệu quả ?
Chữa bệnh trĩ ra máu bằng thuốc Nam
Điều trị bệnh trĩ ra máu bằng thuốc Nam được rất nhiều người áp dụng bởi tính thuận tiện, hiệu quả cao. Phương pháp này không gây ra các tác dụng phụ với các bộ phận khác trong quá trình điều trị. Các vị thuốc Nam nổi tiếng được dùng là:
- Rau diếp cá: 21% lượng tinh dầu Decanonyl Acetaldehyde có trong thành phần cây diếp cá chính là chất kháng viêm và cầm máu hậu môn hiệu quả. Người bệnh có thể dùng bột rau diếp cá khô hoặc xông hơi vào vùng hậu môn để chữa trị bệnh. Loại cây này rất dễ tìm, giá cũng rất rẻ.
- Tỏi: Hàm lượng dược chất Allicin có trong tỏi có công dụng kháng viêm , kháng khuẩn và tái tạo các mô mềm của hậu môn và làm co búi trĩ. Bạn có thể dùng tỏi nhét trực tiếp và hậu môn hoặc lấy rượu tỏi giã nhuyễn để rửa hậu môn hàng ngày.
Thuốc Tây điều trị bệnh trĩ ra máu như nào ?
Thuốc Tây điều trị bệnh trĩ ra máu thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, thuốc viên… Thuốc giúp người bệnh co mạch máu, giảm đau, giảm ngứa hiệu quả. Các loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến hiện nay là Phenylephrine, Medicone, Tronolane, Hydrocortisone,….
Phần lớn bệnh nhân lựa chọn cách này bởi tác động của thuốc cho hiệu quả nhanh chóng, dễ mua tại các nhà thuốc ngoài bệnh viện. Tuy vậy, thuốc Tây rất dễ gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn với cơ thể nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Đông y
Phương pháp điều trị bảo tồn này hiện đang được rất nhiều người sử dụng bởi ít gây ra biến chứng. 3 liệu pháp phổ biến trong Đông y điều trị trĩ ra máu là châm cứu – bấm huyệt, xông thuốc và sắc thuốc uống. Tham khảo bài thuốc Đông y điều trị trĩ ra máu sau:
- Chuẩn bị 40g Tam lăng, Chỉ thực, Thiến thảo, 10g Tam thất và 50g Nụ hòa
- Đổ ngập nước vào hỗn hợp đã chuẩn bị, sắc lấy nước uống 3 lần/ngày
Phẫu thuật
Thực hiện cắt búi trĩ mang lại hiệu quả tức thì nhưng chi phí cũng như độ an toàn không cao, gây đau đớn cho người bệnh. Các phương pháp phẫu thuật đang được các bệnh viện sử dụng gồm phương pháp Longo, thắt búi trĩ bằng dây thun, khâu triệt mạch THD…
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bạn cần bổ sung thêm nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn uống hàng ngày để cải thiện bệnh trĩ ra máu. Bên cạnh đó, bạn cần tránh xa các thực phẩm cay nóng như ớt, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Người bệnh cần thay đổi thói quen trong quan hệ tình dục. Không nên lựa chọn các động tác khó, hoạt động quá mạnh. Thay đổi thói quen đi đại tiện cũng là biện pháp tốt trong điều trị trĩ.
Lưu ý với người bệnh trĩ ra máu
- Nếu còn cách khác không nên chọn phẫu thuật vì để lại biến chứng cao
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày để làm mềm phân
- Không rặn mạnh khi đi đại tiện vì dễ gây áp lực lên trực tràng dưới
- Không nhịn đại tiện
- Không được ngồi trên bồn cầu quá lâu
Bệnh trĩ ra máu ảnh hưởng cả về sinh lý và tâm lý, tuy nhiên nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp bạn có thể chữa dứt điểm mà không để lại biến chứng về sau. Chia sẻ ngay thông tin hữu ích này cho mọi người bạn nhé!