Trẻ bị bệnh trĩ ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân. Vậy bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không, dấu hiệu và cách chữa thế nào an toàn và hiệu quả? Các bậc phụ huynh hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh trĩ
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch thuộc khu vực trực tràng – hậu môn bị sưng lên do phải chịu áp lực lớn suốt một thời gian dài. Trẻ bị bệnh trĩ thường là kết quả của những vấn đề sau:
- Các rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đối với trẻ em, hệ thống đường tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện vì vậy rất dễ xảy ra các rối loạn tiêu hóa, điển hình là chứng táo bón. Nếu táo bón ở trẻ kéo dài không điều trị đúng cách, bệnh có thể khiến hậu môn và trực tràng chịu nhiều áp lực mỗi lần đi tiêu, cuối cùng dẫn đến việc hình thành búi trĩ ở trẻ.
- Các thói quen xấu ở trẻ: Trẻ em nếu như lười ăn rau xanh, hoa quả cũng như ít uống nước thì sẽ dẫn đến tình trạng phân thải ra quá cứng. Hậu quả là nhu động ruột phải hoạt động hết công xuất, khiến tĩnh mạch trực tràng, hậu môn giãn ra tạo thành búi trĩ. Một thói quen xấu khác có thể gây ra bệnh trĩ ở trẻ em là việc bố mẹ để trẻ ngồi quá lâu trên cầu tiêu hoặc bề mặt phẳng, cứng.
- Do di truyền: Dù tỷ lệ khá thấp nhưng nhiều báo cáo y tế vẫn ghi nhận có trường hợp người mẹ bị trĩ trong thai kỳ có khả năng khiến đứa trẻ sơ sinh cũng hình thành búi trĩ ở hậu môn hoặc trực tràng.
Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em
Đối với bệnh trĩ ở trẻ em, bố mẹ có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu dưới đây:
- Chảy máu ở hậu môn mỗi lần đi vệ sinh kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu.
- Trong phân có lẫn máu hoặc màu sắc phân đem sẫm. Lý do là vì nếu búi trĩ phát triển ở thành mạch trực tràng, nó có thể gây ra tình trạng chảy máu trong.
- Xuất hiện các chất dịch nhầy trong suốt ở khu vực hậu môn, khiến trẻ cảm thấy ẩm ướt, nhớp nháp và khó chịu.
- Trẻ bị bệnh trĩ luôn cảm thấy đau rát khi đi cầu, chính vì thế trẻ có thể trốn tránh việc đại tiện hoặc quấy khóc khi phải đi “giải quyết”.
- Đối với trĩ ngoại hoặc trĩ nội đã ở cấp độ 3, bố mẹ có thể nhìn thấy được những búi trĩ thò ra ngoài mỗi lần trẻ đi vệ sinh.
Ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám và điều trị. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp dùng để chẩn đoán trĩ. Đối với trĩ ngoại, các bác sĩ sẽ quan sát bên ngoài hậu môn hoặc dùng ngón tay kiểm tra các búi trĩ nằm sâu bên trong. Còn nếu là trĩ nội, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành một số biện pháp nội soi để tìm ra vị trí chính xác của búi trĩ.
Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều độ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ khiến cho việc ngày càng có nhiều trẻ bị bệnh trĩ hơn do táo bón lâu ngày. Trẻ sẽ bị đau mỗi lần đi đại tiện do đó nếu trẻ phàn nàn về vấn đề này thì phụ huynh nên cho bé đi khám và điều trị sớm
Về vấn đề bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không thì bạn có thể tham khảo một số tác hại, hậu quả mà bệnh để lại cho trẻ bao gồm:
- Đau và khó khăn trong việc đi đại tiện
- Chảy máu hậu môn
- Phù thũng, sa búi trĩ ra ngoài
- Dễ nhầm lần với triệu chứng của các bệnh khác như nứt ống hậu môn, u hậu môn…
- Nếu chảy máu nhiều có thể gây mất máu, nhiễm trùng rất nguy hiểm
Cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ ở trẻ em có thể được điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc Tây y, nhất là trong trường hợp bệnh được phát hiện sớm và chưa diễn tiến quá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể áp dụng thêm một số các bài thuốc thảo dược hoặc mẹo vặt tại nhà để hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó chịu của trĩ.
Các thuốc Tây y điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
- Các loại thuốc chống viêm không chứa steroids (NSAIDs) có thể giúp làm giảm tình trạng đau rát ở hậu môn. Bố mẹ có thể dễ dàng tìm mua NSAIDs ở các nhà thuốc trực thuộc bệnh viện hoặc nhà thuốc địa phương đều sẵn có. Ví dụ: Naproxen, acetaminophen, ibuprofen. Tuy nhiên, nếu trẻ còn nhỏ mà bị trĩ thì cần tránh sử dụng aspirin vì thuốc gây ảnh hưởng xấu đến thận.
- Các loại thuốc bôi trĩ cho trẻ em tại chỗ có khả năng giảm viêm sưng, làm dịu cảm giác đau rát và kích thích búi trĩ co lại. Ví dụ: kem bôi titanoreine, preparation H, mỡ sinh cơ, thuốc hemopropin,…
- Các loại thuốc đặt trĩ được dùng với các trường hợp trẻ bị trĩ nội. Thuốc dễ dàng tan ngay khi gặp nước, thẩm thấu dưới lớp lót tĩnh mạch trực tràng để tiêu trừ những búi trĩ thừa. Ví dụ: Thuốc protoclog, avenoc, aremta,…
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở trẻ em bằng biện pháp tại gia
- Cho trẻ tắm bằng nước ấm hai lần mỗi ngày có thể giúp cải thiện triệu chứng đau rát vùng hậu môn cũng như giúp thư giãn tối đa cho các cơ vòng tại khu vực này. Bố mẹ nên giúp trẻ dùng xà phòng diệt khuẩn vệ sinh sạch sẽ hậu môn để ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Bài thuốc trị trĩ từ lá diếp cá có hiệu quả rất tốt đối với trẻ em. Bố mẹ có thể dùng 50g lá diếp cá xay nhuyễn với nước lọc để trẻ tiêu thụ hàng ngày. Với trường hợp phát hiện búi trĩ bên ngoài, dùng một nắm lá diếp cá đun sôi với nước rồi cho trẻ ngâm rửa hậu môn là được.
- Chườm lạnh có thể giúp giảm đau hiệu quả, nhất là với các cơn đau xuất hiện sau khi trẻ đi đại tiện. Bố mẹ cho đá viên bọc vào một chiếc khăn rồi để trẻ ngồi lên túi chườm trong khoảng 5 đến 10 phút. Phương pháp chườm nóng cũng là một lựa chọn cải thiện tình trạng đáng thử.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Khi trẻ bị bệnh trĩ, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phòng chống chứng táo bón: Táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị bệnh trĩ. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ nên tăng cường bổ sung các loại rau tươi, hoa quả giàu vitamin và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Điển hình, bố mẹ có thể cho trẻ ăn thêm súp lơ, bí ngô, táo, cam, lựu, bơ,…
- Không để trẻ ngồi vệ sinh quá lâu: Nếu trẻ có thói quen ngồi trên bồn cầu quá lâu hoặc dùng sức rặn khi bị táo bón thì bố mẹ cần có các biện pháp can thiệp kịp thời. Hãy thử theo dõi quá trình đi đại tiện của con cũng như sử dụng kèm một số thuốc nhuận tràng, chất kích thích đi ngoài có bán ngoài hiệu thuốc.
- Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh: Trong thời gian điều trị trĩ cho trẻ, bố mẹ nên thay thế giấy vệ sinh bằng nước ấm. Điều này giúp hạn chế tối đa kích thích vùng hậu môn cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Tăng cường cho trẻ vận động: Các hoạt động thể chất ngoài trời có thể giúp trẻ thư giãn cơ thể, xây dựng một sức khỏe tốt và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới liên quan đến bệnh trĩ ở trẻ em. Để đảm bảo sức khỏe của con trẻ, bạn nên cho trẻ đi khám định kỳ đều đặn, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khuyến khích trẻ tăng cường các hoạt động thể dục thể thao.