Chàm ở trẻ là một bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của bé, khiến bé thường xuyên quấy khóc và khó chịu. Rất nhiều phụ huynh có băn khoăn rằng, “bé bị bệnh chàm mãi không khỏi” là vì sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!
Bé bị chàm mãi không khỏi nguyên nhân do đâu?
Sản phẩm điều trị chữa phù hợp
Nguyên nhân đầu tiên khiến bé bị chàm mãi không khỏi rất có thể là do mẹ chưa lựa chọn sản phẩm điều trị phù hợp với bé. Sử dụng các loại thuốc kháng viêm hay kháng khuẩn là cần thiết trong giai đoạn phát bệnh, tuy nhiên nó chỉ phù hợp với một số cơ địa và bé nhà bạn lại không phù hợp.
Một số phụ huynh khi thấy con mình bị bệnh lại áp dụng các bài thuốc dân gian với mong muốn giảm ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Tuy nhiên, đa phần hiệu quả của các giải pháp chữa trị bằng thảo dược thiên nhiên đều chưa được kiểm chứng bởi bất kỳ cơ quan y tế nào mà chỉ được tuyên truyền bằng miệng dẫn tới trường hợp bé bị bệnh chàm mãi không khỏi.
Do chế độ ăn uống của mẹ
Trong quá trình mang thai bé hoặc giai đoạn cho con bú, các mẹ thường xuyên nạp các loại thực phẩm như cua, tôm, hải sản,… có khả năng dị ứng cao mà không kiêng khem thì nguy cơ cao trẻ sinh ra hoặc trẻ bú sữa mẹ sẽ bị mắc bệnh chàm.
Cách chăm sóc và vệ sinh da không chưa tốt
Nguyên nhân bé bị bệnh chàm mãi không khỏi có thể là do mẹ chăm sóc da của bé chưa tốt, chưa đúng cách, khiến da trẻ không được khô thoáng và sạch sẽ. Ngoài ra, cũng có thể là do mẹ lựa chọn chất liệu vải của quần áo không phù hợp với da bé, khiến bé khó chịu, bí bách.
Đặc biệt, rất nhiều trường hợp bé bị bệnh chàm tái đi tái lại là do mẹ cho bé mặc quần áo quá chật hoặc thay bỉm thường xuyên cho bé.
Do các yếu tố từ môi trường
Các yếu tố từ bên ngoài môi trường tác động đến da bé cũng có thể khiến bệnh chàm mãi không thuyên giảm, như: khói bụi, môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết thất thường,…
Cách trị chàm mãi không khỏi ở bé
Chăm sóc da cho bé cẩn thận
Da bé vô cùng nhạy cảm, vì thế cha mẹ nên giữ cơ thể bé luôn sạch sẽ và thoáng mát. Nên tắm cho bé bằng nước ấm 1-2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên thường xuyên cắt móng tay cho bé để tránh bé gãi gây tổn thương cho vùng da bị chàm.
Xem lại chế độ dinh dưỡng của bé
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh chàm ở trẻ. Phụ huynh nên đảm bảo thực đơn cho bé hàng ngày phải đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Đồng thời, cũng cần tránh những thực phẩm gây kích ứng, khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn
Một số thực phẩm mà bé bị bệnh chàm mãi không khỏi nên kiêng mẹ cần biết: Đồ ăn tanh, trứng, chất béo và các loại hạt.
Kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc uống
Các loại thuốc bôi thường được bác sĩ chỉ định điều trị cho trẻ nhỏ bị bệnh chàm. Các loại thuốc này có tác động trực tiếp lên da, phục hồi tổn thương do chàm gây ra. Tuy nhiên, khi bé bị chàm mãi không khỏi, thay vì chỉ sử dụng thuốc bôi, phụ huynh cũng nên cho bé sử dụng thêm các loại thuốc uống. Các loại thuốc uống này có ưu điểm là tác dụng nhanh chóng, hiệu quả tức thì chỉ sau 24h. Các hoạt chất trong thuốc uống sẽ có khả năng bình ổn các tác nhân gây dị ứng và cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng.
Một số loại thuốc uống trị bệnh chàm cho trẻ là: doalgis, daleston, colergis, predni…
Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc này cho bé sử dụng mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Tùy theo thể trạng và mức độ nặng nhẹ của bé mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Khi nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên đưa bé ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Giữ môi trường sống sạch sẽ
Mẹ nên điều chỉnh không gian sống của bé ở mức nhiệt ổn định, không quá lạnh hoặc nóng. Tránh để bé tiếp xúc với các động vật có lông như chó, mèo,… Giữ môi trường sống luôn thoáng mát và sạch sẽ.
Giảm số lần bú
Trong trường hợp mẹ đã điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, không nạp các thực phẩm dễ gây kích ứng và theo dõi thấy dấu hiệu bệnh chàm ở trẻ không tái phát liên tục như trước nữa thì mẹ cần giảm số lần bú sữa của trẻ. Nguy cơ cao là trong sữa của mẹ có chất gì đó gây kích ứng đến cơ thể của bé. Từ đó khiến quá trình điều trị bệnh chàm ở trẻ gặp khó khăn hơn.
Khi áp dụng biện pháp giảm số lần bú của trẻ, mẹ cần đảm bảo bé vẫn đủ no, không giảm số lần bú quá đột ngột. Để chắc chắn hơn, mẹ nên tới bệnh viện để làm xét nghiệm tìm ra thành phần dị ứng có trong sữa gây bệnh chàm ở trẻ.
Chữa ngay từ đầu
Chàm là bệnh có cơ chế dị ứng, không liên quan nhiều tới sức đề kháng hay nhiễm khuẩn ở trẻ. Vì thế, mẹ đừng để các dấu hiệu chàm ở trẻ nặng rồi mới điều trị, cần phải xử lý ngay, bởi càng để lâu bệnh sẽ càng nặng và vùng da bị tổn thương sẽ càng lan ra rộng hơn.
Để điều trị chàm ở trẻ, mẹ không được ý mua thuốc về bôi cho bé mà cần có đơn của bác sĩ. Bởi điều này không những không giúp bệnh thuyền giảm mà còn nâng cao nguy cơ bị bội nhiễm, hết sức nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh “bé bị bệnh chàm mãi không khỏi”. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp mẹ trong quá trình chữa trị và khắc phục cho bé!