Vận dụng cơ học để làm giảm các triệu chứng đau đớn, khó chịu được gọi là liệu pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc bệnh dạ dày, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thể giảm nhanh cơn đau dạ dày an toàn tại nhà.
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày có tốt không?
Nếu bị đau dạ dày, người bệnh có thể vận dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt để làm giảm sự đau đớn, khó chịu.
Xoa bóp, bấm huyệt chữa đau dạ dày là một phương pháp của y học cổ truyền giúp cơ thể lưu thông khí huyết, thúc đẩy và hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu đồng thời kích thích các chức năng của tỳ vị.
Ngoài ra, xoa bóp, bấm huyệt còn tác động mạnh đến các huyệt chi phối dạ dày, giúp bộ phận này điều hòa quá trình sản xuất dịch vị dạ dày, ngăn cản sự co bóp quá mức của bộ phận này và hỗ trợ tiêu hóa.
Chính vì vậy, bấm huyệt chữa đau dạ dày là một liệu pháp cơ học được áp dụng phổ biến để làm giảm nhanh các cơn đau ở thượng vị và tình trạng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng.
Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày hiệu quả
Cách xoa bóp chữa đau dạ dày
Xoa bóp là thao tác đầu tiên trước khi thiện hiện quá trình bấm huyệt vị. Động tác này giúp làm nóng vùng bụng, tăng cường sự tuần hoàn máu và làm thư giãn tỳ vị đồng thời kích thích sự hoạt động của nhu động ruột. Nhờ vậy, cảm giác đầy hơi, chướng bụng sẽ được cải thiện.
Hướng dẫn cách xoa bóp bụng
Xoa vuốt vùng bụng
Người thực hiện dùng gốc của bàn tay xoay tròn một cách nhẹ nhàng lên vùng bụng bệnh nhân. Vừa tiến hành xoa bóp vuốt vừa dùng dầu để mát-xa và làm nóng khu vực tỳ vị.
Động tác này giúp làm thư giãn các cơ, lưu thông khí huyết, giảm đau (chỉ thống) và tăng cường chức năng tiêu hóa (lý khí hòa trung).
Xát khu vực bụng
Xát khu vực bụng là động tác thông kinh lạc, giúp kiểm soát các cơn đau và giảm sưng do bệnh đau dạ dày gây ra. Động tác này cần được thực hiện ngay sau động tác xoa vuốt bụng.
Người thực hiện sử dụng gốc bàn tay để xát lên da bụng bệnh nhân, điều chuyển bàn tay theo chiều tịnh tiến hoặc sang ngang hai bên. Bạn có thể dùng bột talc hoặc dầu gió để giảm sự ma sát, giúp làm trơn da bụng thể thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.
Động tác miết bụng
Miết bụng giúp trị chứng ăn không tiêu, tiêu hóa kém và giúp bình can giáng hỏa cơ thể.
Người thực hiện dùng ngón tay cái miết chặt lên da bụng của người bệnh và di chuyển tay theo chiều lên xuống hoặc sáng bên phải, sang bên trái. Khi thực hiện, bạn cần kéo căng da bụng và di chuyển theo hướng trung quản xuống vùng rốn.
Động tác lăn
Thủ thuật lăn bàn tay giúp giảm khí trệ, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, kích thích tuần hoàn máu.
Người thực hiện dùng mu bàn tay và mô da ngón út lăn trực tiếp lên vùng da thịt bị đau nhức để tác động sâu vào bộ phận này, tuy nhiên cần sử dụng một lực vừa đủ, tránh gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Thủ thuật phát
Thao tác phát có hiệu quả trong việc làm mềm các cơ, hỗ trợ kích thích quá trình thông kinh hoạt lạc, làm sức căng của các cơ. Các triệu chứng đau cơ, đau vùng thượng vị sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Người thực hiện cần khum nhẹ bàn tay lại, đảm bảo lòng bàn tay lõm xuống và các ngón tay khít chặt vào với nhau.
Thao tác lắc bụng
Đây là động tác cuối cùng trong thủ thuật xoa bóp giảm đau dạ dày. Người thực hiện nắm 2 bàn tay vào 2 bên bụng của người bệnh để tiến hành thực hiện lắc cơ bụng. Lặp lại động tác này trong khoảng 3 phút mỗi lần thực hiện.
Hướng dẫn bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày
Duy trì động tác bấm huyệt khoảng 1 phút trong mỗi lần thực hiện sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng đau nhức, đầy bụng, mệt mỏi.
Người thực hiện dùng ngón tay cái bấm trực tiếp lên các huyệt vị với lực nhẹ đến mạnh. Trong quá trình bấm huyệt, người thực hiện phải giữ ngón tay vuông góc với vị trí huyệt vị và thực hiện đến khí bệnh nhân có cảm giác căng tức, nặng nề.
Khi bấm huyệt bạn cần tránh động tác day bụng vì điều này có thể khiến người bệnh bị đau đớn và các mô bị tím bầm. Dưới đây là một số cách bấm huyệt chữa đau dạ dày:
Huyệt trung quản
Huyệt trung quản là huyệt đạo có tác dụng hòa vị khí, hóa thấp trệ và lý trung hóa. Huyệt nằm ngay giữa bụng ở giữa đường nối của hai bên xương sườn.
Bấm huyệt đạo này sẽ giúp các triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày như: Đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, đi kiết, ăn không tiêu,…được đẩy lùi nhanh chóng và an toàn.
Tuy nhiên, khi bấm huyệt trung quản cần lưu ý không được bấm quá mạnh vì điều này có thể khiến ổ bụng bị tổn thương, bầm tím và huyệt vị bị sưng nề gây đau đớn.
Huyệt Tam âm giao
Huyệt tam âm giao nằm bên trong bắp chân, cách 3 thốn từ vị trí cao nhất của mắt cá chân đến bắp chân.
Bấm huyệt Tam âm giao sẽ giúp cơ thể điều huyết, bổ âm, kiện tỳ, ích thận và thông khí trệ.
Huyệt Túc tam lý
Bệnh nhân có thể xác định vị trí của huyệt Túc tam lý bằng cách úp một bàn tay vào giữa hai đầu gối. Bộ phận chạm vào đầu ngón tay giữa của bạn là xương chày, đo ngang sang 1 thốn đó chính là huyệt đạo Túc tam lý.
Bấm huyệt Túc tam lý giúp người bệnh điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, lý tỳ vị, điều trung khí, phù chính bồi nguyên và bổ hư nhược khá hiệu quả. Vì vậy, bấm huyệt đạo này là một trong những giải pháp hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả.
Huyệt thái xung
Đây là huyệt đạo nằm nối giữa xương ngón chân thứ nhất và ngón chân thứ 2 tính từ dọc xương đốt sống của ngón chân cái.
Bấm cùng lúc huyệt thái xung và huyệt tam âm giao sẽ giúp bệnh nhân có thể làm giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày một cách an toàn có thể thực hiện nay tại nhà.
Huyệt Thiên xu
Huyệt Thiên xu có tác dụng tiêu trệ, sơ điều đại trường, lý khí. Theo Đông y, bấm huyệt Thiên xu sẽ cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, viêm trường vị dạng cấp và mãn tình, giảm cơn đau thượng vị.
Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng đối với phụ nữ mang thai vì có thể gây sảy thai hoặc sinh non.
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày cần lưu ý gì?
- Bệnh nhân cần biết rằng bấm huyệt chữa đau dạ dày chỉ mang tính hỗ trợ điều trị, không phải là giải pháp lâu dài.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng phương pháp này đối với phụ nữ mang thai và người vừa trải qua phẫu thuật vùng bụng.
- Không bấm huyệt đối với các vị trí bị lở loét, viêm da, tổ đỉa,….
- Cần cắt móng tay và vệ sinh sạch sẽ hai bàn tay trước khi thực hiện.
- Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày thường không mang lại tác dụng nhanh chóng và đạt hiệu quả cao như các phương pháp điều trị khác. Do đó, bệnh nhân không nên quá kỳ vọng vào hiệu quả của nó mang lại.
- Với các bệnh nhân mãn tính hoặc bị đau dạ dày cấp độ nặng, phương pháp này gần như không có tác dụng.
- Không bấm huyệt khi bị đói hoặc khi ăn quá no.
- Cần giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định khi áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày.
Bấm huyệt chữa đau dạ dày là giải pháp làm dịu cơn đau khá an toàn, có thể thực hiện ngay tại nhà. Vì vậy mọi người hãy nắm vững những thông tin cần thiết về phương pháp này để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn đọc sức khỏe!