Bà bầu bị ho có đờm là dấu hiệu bất thường khiến cho mẹ bầu rất lo lắng. Không biết rằng triệu chứng này xay ra do đâu và có làm ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé yêu hay không? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có đờm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị ho có đờm. Trong đó, những nguyên nhân chính thường gặp nhất là:
1.1 Dị ứng
Dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi, hầu họng con người bị kích thích bởi các tác nhân như: Khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mùi hương lạ,….
1.2 Viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp bao gồm các căn bệnh phổ biến như: Viêm phế quản, viêm xoang mũi, viêm phổi,….Triệu chứng điển hình của bệnh là khiến cho bà bầu bị ho có đờm, đờm đặc, màu vàng như mủ, kèm theo các cơn sốt nhẹ đến sốt cao. Thông thường, viêm đường hô hấp là căn bệnh mắc phải do nhiễm khuẩn.
1.3 Nhiễm virus
Virus tấn công vào hệ hô hấp của mẹ bầu khi chị em bị suy giảm sức đề kháng hoặc rối loạn nội tiết tố khi mang thai. Sau khi xâm nhập làm tổn thương đường hô hấp trên. Virus gây bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như: Ho, sổ mũi, nhức đầu, một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng sốt.
2. Triệu chứng ho có đờm khi mang thai
Khi bà bầu bị ho có đờm thì triệu chứng dễ nhận biết nhất chính là ho. Ngoài ra, tình trạng này sẽ đi kèm với các dấu hiệu dưới đây:
- Cổ họng đau và nóng đỏ. Đau hơn khi dùng sức để ho.
- Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, sốt từng cơn. Có thể sốt nhẹ đến sốt cao.
- Vùng ngực có cảm giác đau tức.
- Cổ họng vướng víu. Cảm giác khó chịu. Lúc nào cũng muốn ho.
- Chán ăn, sụt cân nhanh chóng.
- Ho kèm theo đờm đặc, mùi hôi. Đờm có màu trắng cũng có thể là màu vàng hoặc xanh. Tùy vào diễn biến tổn thương và tùy vào nguyên nhân mắc phải.
- Khó khăn trong việc hô hấp, khó thở, thở khò khè.
- Nhức đầu, sổ mũi, nước mũi chảy ra liên tục, đặc biệt là khi nằm.
3. Bà bầu bị ho có đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bất kỳ một triệu chứng nào bất thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai đều cảnh báo những mối nguy hại đối với sự phát triển của thai nhi. Tình trạng bà bầu bị ho có đờm cũng vậy.
Nếu được chữa trị ngay từ đầu, khi có những dấu hiệu đầu tiên thì có thể sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trên một tuần. Mẹ bầu và thai nhi sẽ phải đối mặt với những nối nguy hiểm như:
- Sự đau đớn khiến người mẹ mệt mỏi. Chán ăn. Khi mẹ không ăn uống đầy đủ thì thai nhi cũng sẽ không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Dẫn đến nguy cơ trẻ chậm phát triển về cả trí não lẫn thể trạng.
- Với các trường hợp thai còn nhỏ tuổi. Tức là ở khoảng 10 tuần trở xuống, bà bầu bị ho có đờm có thể dẫn đến sảy thai. Do lúc này phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Khi người mẹ gắng sức để ho có thể dẫn đến tình trạng tử cung bị kích thích. Cổ tử cung tăng cường co thắt. Lúc này nguy cơ sảy thai rất có thể xảy ra.
- Đối với thai lớn, lúc mẹ bầu đã sắp kết thúc hành trình thai nghén, thai lúc này đã xoay ngôi thuận, thấp xuống cổ tử cung để chuẩn bị chào đời. Mẹ bầu dùng nhiều sức để ho có thể dẫn đến tình trạng vỡ ối, sinh non.
- Nếu mẹ bầu bị ho do nhiễm vi khuẩn, virus. Các tác nhân ngày có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu, dị tật thai nhi bẩm sinh,….
Như vậy có thể thấy rằng, bà bầu bị ho có đờm sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu đối với sự phát triển của bé yêu. Đặc biệt là khi bị ho có đờm kèm dấu hiệu tức ngực khó thở. Bạn đọc hãy tìm hiểu tình trạng này qua bài viết ho tức ngực khó thở để biết cách phòng- chữa bệnh hiệu quả nhé!
4. Cách giảm ho có đờm cho bà bầu an toàn
4.1 Mật ong chưng tắc (quất)
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị 4-5 quả tắc
- Cắt đôi bỏ vào bát
- Đổ mật ong vào sao cho ngập nguyên liệu
- Chưng cách thủy 20 phút
- Ăn cà mật ong lẫn tắc.
- Ăn 2-3 lần mỗi ngày để việc chữa trị đạt kết quả tốt nhất.
4.2 Giảm ho cho mẹ bầu bằng tỏi nướng
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 2 củ tỏi
- Rửa sạch rồi nướng khoảng 20 phút
- Bóc vỏ ngoài. Lấy nhân tỏi bên trong để ăn.
- Ăn liên tục 3-5 ngày. Ăn 1 lần/ ngày vào buổi sáng.
4.3 Chữa ho bằng dầu khuynh diệp
Cách làm:
- Nhỏ 3-4 giọt dầu khuynh diệp vào chậu nước tắm (nước ấm)
- Bà bầu bị ho có đờm ngâm cơ thể khoảng 15 phút trong chậu nước đã chuẩn bị. Ngoài ra bạn cũng có thể xoa trực tiếp dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân. Xoa đều khoảng 3 phút rồi đeo tất đi ngủ.
4.4 Chữa ho cho mẹ bầu bằng trà bạc hà
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá bạc hà tươi
- Rửa sạch rồi vò nát
- Cho vào cốc
- Đổ nước sôi vào hãm trong 15 phút.
- Khi nước còn độ ấm vừa phải, cho thêm ít đường hoặc 1 thìa mật ong vào để uống.
5. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị ho có đờm
5.1 Thực phẩm mẹ bầu nên ăn
Bà bầu bị ho có đờm nên tích cực bổ sung các thực phẩm sau:
- Các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt: Có thể là cháo hoặc súp, bún, miến,…
- Tăng cường bổ sung vitamin từ rau xanh và hoa quả
- Ăn nhiều thực phẩm chứa tinh dầu có lợi cho người bị ho như: Tỏi, gừng
- Bổ sung thêm nước lọc hoặc nước ép trái cây.
5.2 Các thực phẩm mẹ bầu cần tránh
- Thực phẩm có tính hàn
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp
- Tôm, cua, cá,…những thực phẩm có mùi tanh sẽ khiến mẹ bầu dễ bị kích ứng và dễ bị ho hơn. Do đó mẹ bầu nên tránh các thực phẩm này.
- Các món ăn chứa nhiều gia vị, quá cay nóng,….
- Hạn chế ăn cam, quýt. Vì các loại quả này có thành phần kích ứng cổ họng.
6. Cách phòng tránh ho có đờm cho bà bầu
- Vệ sinh răng miệng, mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý
- Chú ý giữ ấm cơ thể. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi
- Uống nhiều nước, tránh xa nước đá
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
- Ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng và tích cực bổ sung các vitamin khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe.
- Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường cần tiến hành thăm khám ngay để có phương án khắc phục kịp thời.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
- Không áp dụng các biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng để điều trị ho có đờm khi mang thai. Trong mọi trường hợp sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Mang thai là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, đây là lúc chị em bị suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng. Chính vì vậy, bà bầu bị ho có đờm nên đi khám sớm và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh!